Ảnh hưởng của Caffeine trong luyện tập và thi đấu võ thuật

thứ năm 10-5-2018 11:41:10 +07:00 0 bình luận
Ngoài tác dụng giúp cho người sử dụng trở nên tỉnh táo hơn, caffeine còn có rất nhiều ảnh hưởng khác tới các vận động viên thể thao, đặc biệt là thể thao đối kháng.

Trước tiên, ta hãy cùng tìm hiểu định nghĩa caffeine là gì.

Về cơ bản nó là một loại chất kích thích và có khả năng gây nghiện, nhưng hoàn toàn hợp pháp và được xã hội chấp nhận.

Nhiều vận động viên sử dụng caffeine hàng ngày, không chỉ trong cà phê và nước tăng lực, mà còn từ thuốc hay các loại thực phẩm chức năng. Nó thậm chí còn có tác dụng thiêu đốt chất béo và ức chế sự thèm ăn, đặc biệt thích hợp cho các võ sĩ cần giảm cân.

Cà phê có nhiều tác dụng hơn chỉ là một chất kích thích

Có nhiều lý do mà các võ sĩ quyết định bổ sung lượng caffeine của họ ngoài việc có thể giữ được sự tỉnh táo sau những buổi tập luyện căng thẳng.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một liều trung bình 3 miligam trên mỗi kilogam trọng lượng có thể cải thiện rõ rệt sức bền của vận động viên.

Ví dụ, với một người cân nặng 70 kg, lượng caffeine phù hợp sẽ là khoảng 210 miligam. Để tham khảo, một tách nhỏ cà phê đen Espresso có chứa khoảng 40 miligam, một lon nước tăng lực Red Bull lớn chữa 151 miligam caffeine.

Bảng thống kê hàm lượng đường và caffeine trong các loại nước tăng lực thường thấy trên thị trường

Không chỉ vậy, ảnh hưởng của caffeine lên hệ thần kinh trung ương là rất mạnh, lâu nhất có thể kéo dài đến 6 giờ. Điều này có thể giúp cho một võ sĩ trải qua 1 buổi đối luyện sparring với cảm giác mệt mỏi gần như không đáng kể.

Vì lý do này, từng có thời điểm caffeine nằm trong danh sách các chất bị cấm của Uỷ ban Olympic Quốc tế.

Một lượng caffeine trong máu tương đương với 8 ly cà phê là đủ để một vận động viên bị cấm tham gia Thế vận hội và phải nhận án phạt giống như hành vi sử dụng các loại doping khác.

Mike Tyson: Tôi có thể bỏ rượu, bỏ thuốc, chứ không bỏ cà phê được!

Ngoài vai trò chất kích thích, caffeine còn trì hoãn sự mệt mỏi cơ bắp. Một nghiên cứu của Đại học Illinois vào năm 2009 đã phát hiện ra rằng 300 mg caffein được nạp vào cơ thể 60 phút trước khi tập luyện sẽ khiến cảm giác nhức cơ đến muộn hơn rất nhiều.

Không quá khó để giải thích điều này.

Glycogen là chất dự trữ năng lượng trong cơ, được đốt để làm nhiên liệu trong quá trình luyện tập. Có một số lượng giới hạn glycogen có sẵn trong cơ bắp, và khi glycogen bị cạn kiệt acid lactic sẽ tích tụ trong cơ. Đây là nguyên nhân gây cảm giác nóng rát mà người tập sẽ cảm thấy trong cơ bắp của mình trong và sau khi tập luyện.

Ngoài vai trò chất kích thích, caffeine còn trì hoãn sự mệt mỏi cơ bắp

Nhưng khi có mặt Caffeine thì ngoài glycogen, cơ thể sẽ lấy thêm chất béo làm nguồn nhiên liệu. Quá trình này được gọi là "sparing glycogen".

Bởi tác dụng đốt mỡ, quá trình "sparing glycogen" tiêu thụ ít glycogen hơn so với quá trình vận động thông thường. Do đó nó có tác dụng trì hoãn quá trình chuyển hóa glycogen thành acid lactic, làm chậm lại sự mệt mỏi cơ bắp.

Conor McGregor cũng là một võ sĩ thường xuyên uống cà phê

Tuy nhiên, cần lưu ý là caffeine ảnh hưởng đến từng người một cách khác nhau. Người tập nên theo dõi xem cơ thể mình đáp ứng với caffeine đến mức nào trước khi quyết định sử dụng nó.

Đối với một số võ sĩ, một hoặc hai tách cà phê trước khi lên sàn đấu có thể tạo cho họ những hiệu ứng tích cực như đã kể bên trên. Trong khi đối với những người khác, caffeine chỉ đơn giản làm tăng hoạt động hệ thần kinh, tăng nhịp tim, tăng huyết áp, và cuối cùng lại dẫn đến việc võ sĩ mệt mỏi nhanh hơn.

Đối với một số người, caffeine không những không đem lại hiệu quả tích cực mà còn phản tác dụng, khiến võ sĩ mau mệt hơn trong quá trình tập luyện

Tính chất làm tăng huyết áp khiến việc sử dụng caffeine khá nguy hiểm cho những người tập có tiền sử tim mạch. Võ sĩ cũng cần bổ sung nước thường xuyên, bởi caffein có tính lợi tiểu.

Ảnh hưởng xấu tiếp theo mà caffeine mang lại là về chất lượng giấc ngủ. Trong khi các võ sĩ cần ngủ sâu để hồi phục cơ bắp, một, hai ly cà phê có thể sẽ khiến giấc ngủ trở nên kém chất lượng hơn rất nhiều.

Người tập nên theo dõi cơ thể mình phản ứng ra sao khi sử dụng cà phê trong quá trình luyện tập

Việc lạm dụng caffeine có thể làm giảm tác dụng của nó. Điều này cũng giống như cơ chế "nhờn thuốc", cơ thể sẽ dần chai lì với các kích thích từ caffeine. Do vậy, việc sử dụng caffeine trong quá trình luyện tập cần được theo dõi sát sao để có hiệu quả tốt nhất.

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm

CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

Cơ quan chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

79 Hàng Trống, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

Văn phòng giao dịch: 269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Điện thoại: 024.32669666

Email: info@vietcontent.com.vn

VPĐD tại TP. Hồ Chí Minh Số 16A, đường Lê Hồng Phong, P.12, Q.10, TP.HCM

Điện thoại: 028 6651 2019

GP số: 230/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 10/05/2016.

Người chịu trách nhiệm nội dung: Bà Trần Thùy Chi

Thỏa thuận chia sẻ nội dung. Chính sách bảo mật

Báo giá quảng cáo: tải tại đây

Liên hệ quảng cáo, truyền thông, hợp tác kinh doanh: 0912 075 444

Email: kinhdoanh@sport24h.com.vn

269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội