Nạn doping máu sẽ là thử thách lớn của làng MMA?

thứ tư 26-9-2018 11:24:04 +07:00 0 bình luận
Tác động rất lớn đến khả năng chiến đấu của các võ sĩ MMA nhưng doping máu đặc biệt phức tạp và tinh vi, trở thành vấn nạn lớn của các Ủy ban phòng chống doping.

Doping máu vốn là một trò gian lận lấy ý tưởng từ kỹ thuật chữa trị thiếu máu cấp tính do ung thư hay một số bệnh lý khác.

Có hai cách để thực hiện doping máu và đều đem lại kết quả như nhau: làm tăng số lượng tế bào hồng cầu trong máu. 

Sự thay đổi này làm tăng oxi trong máu, đồng nghĩa với việc tăng rõ rệt sức bền của võ sĩ, ảnh hưởng tích cực đến khả năng chiến đấu của võ sĩ MMA. Doping máu không làm tăng sức mạnh cơ bắp nhưng cho phép các võ sĩ thi đấu bền bỉ và tích cực hơn rất nhiều

Tỉ lệ thắng của các võ sĩ MMA thường giảm rõ rệt sau khi dính án phạt và phải từ bỏ chất cấm.

Cách thứ nhất khá đơn giản, đó là sử dụng liều tiêm erythropoietin (EPO). 

Bản thân cơ thể vốn đã có hoormone EPO với chức năng tổng hợp oxi và sản sinh hồng cầu. Vậy nên, EPO đã được xem là một liều tiêm vô hại cho đến khi Ủy ban Olympic thế giới chính thức cấm EPO và đặt định nghĩa cho khái niệm "doping máu" từ năm 1985.

 

Chael Sonnen - võ sĩ từng một thời "quậy" tung UFC từng sử dụng EPO.

Cách thứ hai tinh vi hơn. Các võ sĩ sẽ rút bớt máu của chính mình trong quá trình tập luyện, sau đó đưa về phòng thí nghiệm để chiết tách tế bào hồng cầu nhằm làm giảm thể tích liều doping (bởi vì việc truyền liều máu với thể tích lớn sẽ khá nguy hiểm vì gây tăng huyết áp). Các túi máu này được đông lạnh cho tới khi sử dụng. 

Cách này có nhược điểm là dễ khiến các võ sĩ MMA phải chịu những quãng thời gian mệt mỏi đuối sức trong thời gian tập luyện.

Dùng EPO nhưng Ali Bagautinov (phải) vẫn bị Demetrious Johnson "hành" nát tại UFC 174 (năm 2014). Thực tế doping máu chỉ tăng sức bền cơ bắp chứ không tăng sức mạnh hay tốc độ thần kinh.

Những điều khiến các Ủy ban phòng chống doping của MMA nói riêng và làng thể thao nói chung đau đầu đó là:

+ Lượng hoormone EPO dư thừa rất dễ bị phát hiện, nhưng nó chỉ tồn tại trong cơ thể 2 ngày và để lại hiệu quả rõ rệt cho đến… 2 tháng sau.

+ Kể cả khi phát hiện lượng hoormone EPO khả nghi, rất khó để kết luận việc võ sĩ MMA có gian lận hay không vì bản thân cơ thể cũng có EPO và tỉ lệ EPO bình thường trong cơ thể mỗi người là không hoàn toàn giống nhau vì lý do di truyền.

+ Riêng với hình thức truyền máu, cho đến nay vẫn chưa có cơ quan nào đưa ra được cách phát hiện chính xác.

Cho đến nay, chỉ mới có một vài võ sĩ thực sự được xác định đã dùng doping máu, và đều là hình thức tiêm thêm EPO như Ali Bagautinov hay Chael Sonnen (ảnh)

Với sự phức tạp và tinh vi đó, doping máu trở thành cái gai trong mắt các Ủy ban phòng chống doping. 

Cho đến nay, chỉ mới có một vài võ sĩ thực sự được xác định đã dùng doping máu và đều là hình thức tiêm thêm EPO như Ali Bagautinov hay Chael Sonnen và rất khó để nói thêm rằng có bao nhiêu võ sĩ MMA khác cũng đang làm điều tương tự.

Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm

CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

Cơ quan chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

79 Hàng Trống, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

Văn phòng giao dịch: 269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Điện thoại: 024.32669666

Email: info@vietcontent.com.vn

VPĐD tại TP. Hồ Chí Minh Số 16A, đường Lê Hồng Phong, P.12, Q.10, TP.HCM

Điện thoại: 028 6651 2019

GP số: 230/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 10/05/2016.

Người chịu trách nhiệm nội dung: Bà Bùi Thu Hường

Thỏa thuận chia sẻ nội dung. Chính sách bảo mật

Báo giá quảng cáo: tải tại đây

Liên hệ quảng cáo, truyền thông, hợp tác kinh doanh: 0912 075 444

Email: kinhdoanh@sport24h.com.vn

269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội