Những thuật ngữ cho mùa chuyển nhượng NBA (Kỳ 3)

thứ ba 4-7-2017 15:10:40 +07:00 0 bình luận
NBA finals ồn ào đã kết thúc, NBA draft cũng không yên ả hơn. Giờ đây, khi đồng hồ báo 12h khuya ngày 01/07 đã điểm, NBA 2017-2018 chính thức được bắt đầu.

NBA finals ồn ào đã kết thúc, NBA draft trôi qua cũng không yên ả hơn. Giờ đây, khi chuông đồng hồ báo 12h khuya ngày 01/07 đã điểm, mùa giải bóng rổ NBA 2017-2018 chính thức được bắt đầu. 

  1. 5. Pay-cut là gì?

Đây là một câu chuyện dài và cũng có thể gọi là một vấn nạn ở NBA ngày nay. Pay-cut là một cách lách luật nhằm tập hợp tối đa tài năng vào trong một đội mà tránh bị phạt luxury tax.

Các đội bóng thuyết phục cầu thủ hoặc chính cầu thủ chủ động nhận ít tiền đi để tổng lương không bị vượt quá salary cap. Điều này giúp họ gắn kết được với nhau lâu dài hơn và giúp đội bóng có khả năng vô địch cao hơn.

Quay trở lại mùa giải 2012-2013, sẽ thật lố bịch khi so sánh Ben Gordon của Bulls với Toni Parker của Spurs. Chẳng cần chỉ số gì to tát, chỉ riêng việc chúng ta hiện đang chả biết Ben Gordon đang lạc trôi đến phương trời nào là đủ biết Spurs đã khôn khéo thế nào khi trả cho Parker 12,5 triệu đô trong khi lương của Gordon là 12,4 triệu. Tất cả là nhờ front office của Spurs, nhà vô địch 2014 đã ký với Parker bản hợp đồng 4 năm với giá chỉ 50 triệu đô.

Không giống như chấn thương của Steph Curry, Parker trước đó đã có tới 3 chức vô địch và là MVP final năm 2007. Spurs đã thành công khi thuyết phục anh ký bản hợp đồng trên với mục tiêu duy nhất là duy trì sức mạnh của Spurs trong Playoff.

Để so sánh kĩ hơn, trong năm đó Grizzlies ký với Rudy Gay hợp đồng 5 năm, 82 triệu đô và sau đó Gay đã bị bán đi tới 2 lần.


Tim Duncan đã trợ giúp San Antonio Spurs

Thương vụ của Parker không phải là trường hợp cá biệt ở Spurs. Bạn chắc không thể tưởng tượng được cái giá mà Spurs trả cho cầu thủ công thần nhất của mình, một trong những PF vĩ đại nhất NBA, Tim Duncan.

Mức giá họ trả cho Duncan có thể được coi là phá giá ở thời điểm đó. Năm 2011-2012, lương của Duncan là 21.2 triệu đô, cao thứ 3 NBA (sau Kobe và Garnett). Để có thể giữ Parker và Manu ở lại với đội bóng, Duncan đã đồng ý pay-cut vào mùa hè 2012.

Số tiền mà Spurs trả cho cầu thủ 36 tuổi đã từng 2 lần MVP là 10.36 triệu đô cho mùa giải 2013-2014. Thậm chí còn giảm xuống 10 triệu trong mùa 2014-25 nhưng Duncan đã opt-out và ký bản hợp đồng khác có lý hơn.

Việc này không những giúp cho Spurs luôn giữ salary cap của mình ở mức an toàn mà còn giành được 1 chức vô địch năm 2014 nhờ hàng loạt những cầu thủ mới về do quỹ lương rộng rãi.

Giống với Spurs, đối thủ của họ ở chung kết 2014 là Miami Heat cũng nhờ pay-cut mà có thể duy trì được đội hình sao số của mình. Mùa hè năm 2010, Heat thu hút được 2 siêu sao hàng đầu đội bóng của họ cũng như của cả NBA là LeBron James và Chris Bosh nhờ lời kêu gọi của người bạn Dwyane Wade. Với khả năng của họ, James và Bosh đều xứng đáng có được max contract 119 triệu đô trong 6 năm. Đây cũng là giá mà Joe Johnson có được với Atlanta Hawks.

Thế nhưng James và Bosh chỉ nhận 110.1 triệu trong khi Wade gia hạn 107.5 triệu cho 6 năm. Số tiền khuyến mại của Big3 giúp Heat kí gia hạn được với Udonis Haslem và ký mới với Mike Miller, Shane Battier và Ray Allen cùng với giá hời, thấp hơn giá thị trường.


Danh sách lương của Miami Heat mùa 2012-2013

Nhiều chuyên gia còn cho rằng pha 3 điểm gỡ hòa cho Heat trong chung kết năm 2013 còn đáng giá hơn 3 triệu đô, tương đương lương cả năm của anh này.

Sự thành công của Spurs và Heat giúp ta thấy rõ ràng lợi ích của việc pay-cut của cả siêu sao lẫn các role players. Mỗi người giảm 1 ít lương có thể giúp họ trụ lại được với nhau, giảm áp lực luxury tax lên đội bóng và quan trọng nhất là có thể theo đuổi giấc mơ vô địch.

C. Các điều khoản liên quan đến trade

1. Salary matching: Nếu một đội đang có salary cap cao hơn tax level (taxpayer) thì họ vẫn có quyền trade nhưng sẽ bị một số điều khoản nghiêm ngặt hơn.

Các trade đó phải có tương quan tổng lương ngang bằng nhau. Cụ thể năm nay CBA quy định sự chênh lệch phải nằm trong khoảng 125%+100.000 tổng lương của bên thấp hơn.

Ví dụ cụ thể là cái trade đưa Chris Paul sang Rockets bị vướng vào điều khoản này do Rockets đang là taxpayer. 4 cầu thủ mà Rocket đưa ra là Lou Williams (7 triệu), Patrick Beverley (5,5 triệu), Sam Dekker (1,8 triệu) và Montrezl Harrell (1,5 triệu) có tổng lương chỉ là 15,8 triệu mà thôi.

125% của 15,8 cộng thêm 100.000 là 19,85 triệu, vẫn còn kém xa mức 24,6 triệu của Chris Paul ở Clippers. Tính ngược lại, để có thể đáp ứng yêu cầu của Chris Paul, Rockets phải chi ra ít nhất 19,6 triệu mới được.

Vậy là Rockets phải dùng cash consideration để mua 1 loạt các cầu thủ “không dùng đến” của các đội khác nhằm đưa vào trade. Để khỏa lấp chỗ 3,8 triệu còn thiếu kia, Rockets đã đưa vào tổng cộng 8 cầu thủ và 1 draft pick.

2. Salary matching cho những đội nằm dưới salary cap thì họ có quyền nhận trade lệch miễn sao không vượt quá cap là được. Ví dụ 1 đội đang ở dưới cap 10 triệu đô thì họ được phép bán 1 cầu thủ trị giá 7 triệu đô để nhận về 1 cầu thủ 17 triệu đô mà không bị vướng vào cái 125% + 100.000 kia.

3. Một draft pick không cần biết thứ tự bao nhiêu và một cầu thủ có minimum-salary được coi có giá trị 0 đô trong salary matching.

Trade đổi Ricky Rubio lấy 1 draft pick là ví dụ điển hình cho mục b và c. Rubio đang giữ lương 14,3 triệu lại đổi được cho 1 draft pick có giá trị 0 đồng đơn giản là vì Utah Jazz đang có tổng lương thấp hơn cap rất nhiều.

Thêm một ví dụ nữa về minimum-salary player đó là một đội đang là có tổng lương chạm trần vẫn có thể trade một draft pick và nhận về 1 cầu thủ có minimum salary vì ở trong trade, anh này chỉ có giá trị bằng 0 đồng.

4. Cash consideration: Trong một vài trường hợp, người ta có thể đưa tiền mặt vào trong trade. Theo quy định của CBA trong năm nay thì số tiền mặt được đưa vào trong trade từ bất kỳ phía đội nào cũng đều không được vượt quá 3,5 triệu đô.

Đây chính là cách Houston Rockets dùng để mua các cầu thủ cho vào trade với Clippers hay Golden State Warriors dùng để mua draft pick của Chicago Bulls.

5. Luật Stepien: NBA không cho phép một đội được phép trade 2 First round pick (FRP) liên tiếp trong tương lai. Nếu từ 1/7 là bắt đầu mùa giải 2017-2018 thì các đội có thể trade FRP của năm nay và năm tới 2018 vì FRP của năm nay không được tính là trong tương lai.

Thế nhưng họ không được phép trade đi FRP của năm 2018 và 2019 vì đó là 2 năm trong tương lai. Hiện nay để lách luật này, các đội thay vì trade thì họ đổi FRP cho nhau.

Chính Philadelphia Sixers đã dùng quyền đổi draft pick của mình cho Sacramento Kings để nhảy lên vị trí pick thứ 3, để Kings vị trí thứ 5 của mình.


Carmelo Anthony đã quyết định bỏ điều khoản no-trade của mình trong hợp đồng với New York Knicks

6. Luật 7 năm: NBA chỉ cho phép các đội được phép sử dụng các draft pick trong tương lai dưới 7 năm để đưa vào trade. Tương lai lâu hơn thế họ không được phép định đoạt. Giới hạn cho mùa giải năm nay sẽ là 2024, các đội không được phép trade draft pick của năm 2025 trở đi.

7. Protected draft pick: Một số trường hợp trade, người mua yêu cầu phải bảo đảm draft pick của mình phải được nằm trong 1 khoảng nào đó ví dụ như từ 1 đến 10.

Như vậy, nếu ở năm đó draft pick của đội bán rơi vào trong khoảng 1 đến 10 thì nó sẽ thuộc về đội mua còn rơi ra ngoài thì sẽ thuộc về đội bán.

Đội mua cũng có thể protect draft pick theo kiểu 1-10 năm 2018, 1-10 năm 2019 và unprotected năm 2020… miễn sao không được phép quá năm 2025 theo luật 7 năm. Nếu sau 7 năm mà không chọn được 1 draft pick nào thì quyền này sẽ bị hủy bỏ.

8. No-trade cluse: Với những cầu thủ thi đấu trên 8 năm ở NBA và thi đấu 4 năm cho một đội (không cần phải liên tiếp) thì được phép thỏa thuận đưa điều khoản no-trade vào hợp đồng của mình.

Ở NBA hiện nay chỉ có 3 cầu thủ có điều khoản này là Carmelo Anthony (NYK), LeBron James (CLE) và Dirk Nowitzki (DAL). Một cầu thủ có điều khoản này thì đội bóng không được phép trade họ.

Nếu muốn thì đội bóng phải đợi họ quyết định có bỏ quyền no-trade của mình đi hay không. Cách đây không lâu Carmelo Anthony đã quyết định bỏ điều khoản no-trade của mình đi, mở cho New York Knicks được phép đem anh đi trade với các đội khác.

(Hết)

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm

CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

Cơ quan chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

79 Hàng Trống, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

Văn phòng giao dịch: 269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Điện thoại: 024.32669666

Email: info@vietcontent.com.vn

VPĐD tại TP. Hồ Chí Minh Số 16A, đường Lê Hồng Phong, P.12, Q.10, TP.HCM

Điện thoại: 028 6651 2019

GP số: 230/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 10/05/2016.

Người chịu trách nhiệm nội dung: Bà Bùi Thu Hường

Thỏa thuận chia sẻ nội dung. Chính sách bảo mật

Báo giá quảng cáo: tải tại đây

Liên hệ quảng cáo, truyền thông, hợp tác kinh doanh: 0912 075 444

Email: kinhdoanh@sport24h.com.vn

269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội