Thuật ngữ NBA: Lí giải về nguồn gốc và các dạng Quyền Bird

thứ bảy 1-7-2017 21:25:29 +07:00 0 bình luận
Quyền Bird là một quyền lợi khá phức tạp trong các điều khoản hợp đồng tại NBA. Nếu biết tận dụng, các đội bóng có thể tạo ra nhiều lợi thế cho mình.

Quyền Bird là một quyền lợi khá phức tạp trong các điều khoản hợp đồng tại giải bóng rổ NBA. Nếu biết tận dụng, các đội bóng có thể tạo ra nhiều lợi thế cho mình.

Lịch sử ra đời

Vào năm 1983, công đoàn thương thuyết lao động (CBA) của giải bóng rổ NBA được triệu tập để lần đầu bàn về vấn đề quĩ lương tại giải đấu nhằm giới hạn số tiền mà các đội bóng sử dụng trong việc trả lương cho các cầu thủ.

Bên cạnh việc ấn định hình thức quĩ cứng (hard cap), nghiêm cấm các đội bóng vượt qua mức lương giới hạn thì CBA cũng đề ra một số ít trường hợp ngoại lệ được gọi là quĩ mềm (soft cap).

Quyền Bird (Bird Rights) được khai sinh nhằm khuyến khích việc một cầu thủ có ý muốn gắn bó trung thành thêm với đội bóng hiện tại của mình.

Với hợp đồng bước sang năm cuối của huyền thoại Larry Bird với Boston Celtics ở thời điểm năm 1983, ông trở thành người đầu tiên được thử cấp Quyền Bird.


Quyền Bird được đặt tên theo huyền thoại Larry Bird của Boston Cetlics.

Đó cũng là lí giải cho nguồn gốc tên gọi của điều luật này. Điều thú vị ở chỗ, Larry Bird không dùng tới Luật Bird để tiếp tục gia hạn hợp đồng với Boston Celtics. Hội thảo về vấn đề quĩ lương tại NBA được họp bàn vào năm 1983 nhưng các chế tài chỉ bắt đầu áp dụng kể từ mùa giải 1984-85.

Do đó, với sự tự do về quĩ lương ở năm 1983, Celtics có thể thoải mái đề cập một hợp đồng gia hạn mới với cầu thủ hay nhất của mình. Tới mãi năm 1988, Larry Bird mới lần đầu sử dụng tới quyền Bird của ông.

Chi tiết về quyền Bird và các mức hợp đồng

Quyền Bird tới năm 2017 đã có nhiều sự thay đổi bổ sung khiến nó trở lên khá phức tạp nhưng tựu lại vẫn liên quan chủ yếu tới vấn đề tái ký hợp đồng với các cầu thủ có ý định muốn gắn bó lâu hơn với một đội bóng. Tùy theo số năm chơi tại NBA mà quyền Bird sẽ chia ra các giai đoạn tương ứng với các quyền lựa chọn như sau.

Sau năm một: Sau 1 năm hợp đồng của 1 cầu thủ, lựa chọn duy nhất trong hệ thống quyền Bird được gọi là Non-Bird. Nếu một đội bóng sử dụng quyền Non-Bird để giữ lại cầu thủ của mình, họ phải trả ở mức 120% so với mức lương mà anh ta nhận được ở mùa giải gần nhất. Điều kiện này được thực hiện nếu cầu thủ đó thuộc nhóm Restricted Free Agent.

Hợp đồng được ký với quyền Non-Bird sẽ kéo dài linh hoạt từ 1 tới 4 năm với sự tăng giảm lên xuống tối đa sau mỗi kỳ hợp đồng là 5%. Luật giới hạn mức 5% này để ngăn chặn một đội bóng thực hiện mẹo ngầm thỏa thuận hợp đồng rẻ tiền ban đầu với cầu thủ và đột ngột tặng anh ta một hợp đồng lớn vào năm sau.

Sau năm 2: Cầu thủ trải qua 2 mùa giải tại 1 đội bóng sẽ có 2 lựa chọn là Non-Bird và Early Bird. Non-Bird đã được mô tả ở trên và chúng ta ở đây sẽ nói tới quyền Early Bird.

Dĩ nhiên, điểm khác biệt đầu tiên là những cầu thủ 1 năm hợp đồng sẽ không thể lựa chọn quyền Early Bird. Tiếp tới, hợp đồng thực hiện trong quyền Early Bird sẽ có giá trị cao hơn so với Non-Bird.

Cầu thủ có thể đạt tới mức 175% so với mức lương mà anh ta đã nhận ở mùa giải gần nhất hoặc ở mức 104,5% so với lương trung bình của đội bóng cũng trong mùa giải đó. So với mức tăng giảm sau mỗi kỳ hợp đồng 5% của Non-Bird, mức tăng giảm ở hợp đồng Early Bird sẽ tăng lên 8%.

Và ở mức 175% lương tăng so với lương của cầu thủ năm trước, đôi khi các đội bóng sẽ không đủ quĩ lương để chi trả khoản này. Lúc đó, họ đành phải đưa ra lựa chọn buông bỏ cầu thủ bằng các giải pháp khác nhau.


Năm 2015, Atlanta Hawks muốn giữ lại cả Paul Milsap và DeMarre Carroll nhưng họ không đủ quĩ lương nên đành để Carroll ra đi.

Sau năm 3: Cầu thủ cống hiến 3 mùa giải liên tiếp cho một đội bóng sẽ có cơ hội sở hữu quyền Bird đầy đủ. Quyền này có sự linh hoạt đặc biệt cho phép đội bóng có thể tiến hành đàm phán các mức lương từ tối thiểu tới tối đa với cầu thủ, tùy theo thỏa thuận và sự bằng lòng của 2 bên.

Điều này giúp đội bóng không bị gặp khó với vấn đề quĩ lương. Bên cạnh đó, quyền Bird đầy đủ còn có thêm những lợi thế như quyền lựa chọn độ dài hợp đồng từ 1 tới 5 năm và mức tăng giảm hợp đồng tối đa là 8%. Điểm đặc biệt, những khoản trội thêm trong hợp đồng không bị tính vào quĩ lương giới hạn của đội bóng.

Như vậy, quyền Bird đầy đủ có mục đích khuyến khích rõ ràng giúp giảm thiểu áp lực phải tăng lương cho các cầu thủ có ý định muốn gắn bó với một đội bóng.

Những điều cần lưu ý

Lấy ví dụ về LeBron James, khoảng thời gian phục vụ tại Cleveland Cavaliers của anh đủ để cầu thủ này có được Quyền Bird. Nhưng sau 4 năm chuyển sang thi đấu tại Miami Heat sẽ khiến James đánh mất Quyền Bird khi anh trở về Cavaliers vào năm 2014.

Có vài cách để giữ lại Quyền Bird cho 1 cầu thủ, đó là trong trường hợp cầu thủ đó nằm trong dạng bị trao đổi trước khi kết thúc hợp đồng với đội bóng chủ quản. Tất nhiên, việc được giữ quyền hay không còn phải phụ thuộc vào phán xử nơi hội đồng chức năng tại NBA.

Việc gia nhập ở thời điểm giữa mùa giải vẫn được tính trọn vẹn 1 năm để hưởng Quyền Bird cho các cầu thủ. Cuối cùng, khi cầu thủ nằm trong nhóm free agent và tự quyết định đầu quân cho đội bóng khác, số năm hưởng Quyền Bird của anh ta sẽ được làm mới và tính lại từ đầu.

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm

CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

Cơ quan chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

79 Hàng Trống, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

Văn phòng giao dịch: 269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Điện thoại: 024.32669666

Email: info@vietcontent.com.vn

VPĐD tại TP. Hồ Chí Minh Số 16A, đường Lê Hồng Phong, P.12, Q.10, TP.HCM

Điện thoại: 028 6651 2019

GP số: 230/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 10/05/2016.

Người chịu trách nhiệm nội dung: Bà Trần Thùy Chi

Thỏa thuận chia sẻ nội dung. Chính sách bảo mật

Báo giá quảng cáo: tải tại đây

Liên hệ quảng cáo, truyền thông, hợp tác kinh doanh: 0912 075 444

Email: kinhdoanh@sport24h.com.vn

269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội