Vuột MVP trong mùa giải không tưởng: Chuyện không hiếm tại NBA

thứ tư 28-6-2017 13:36:28 +07:00 0 bình luận
Trước khi công bố Cầu thủ xuất sắc nhất, chắc chắn 1 trong 2 ứng viên Westbrook và Harden sẽ góp mặt trong danh sách những cầu thủ để tuột MVP đáng tiếc nhất.

Trước khi công bố Cầu thủ xuất sắc nhất, chắc chắn 1 trong 2 ứng viên Russell Westbrook và James Harden sẽ góp mặt trong danh sách những cầu thủ để tuột MVP giải bóng rổ NBA đáng tiếc nhất.

Cuộc chạy đua cho danh hiệu MVP năm nay thật khó quên với bên tám lạng kẻ nửa cân. Russell Westbrook thiết lập kỷ lục NBA cho số lần triple-double (ăn 3 chỉ số trên 10) trong một mùa giải và trở thành cầu thủ đầu tiên sau Oscar Robertson mùa giải 1961-62 đạt chỉ số trung bình triple-double/trận. Nếu Westbrook không đạt danh hiệu, nhiều người sẽ tiếc nuối cho một mùa giải lịch sử với 42 trận ăn 3 chỉ số trên 10 như vậy.

James Harden mặt khác lại có thống kê toàn diện chẳng kém với 29,1 điểm, 11,2 assist (kiến tạo) và 8,1 rebound. Quan trọng hơn, Harden cùng Houston Rockets của anh đã đứng trên OKC của Westbrook tới 3 bậc trên bảng xếp hạng miền Tây sau khi regular season kết thúc.

Khó khăn trong việc lựa chọn MVP nằm ở việc nó được quyết định trong tay của một ban gồm 100 người. Mà đã là con người thì vẫn mang yếu tố thiên lệch cảm tính và suy luận quan điểm khác nhau.

Từ trước năm 2017, giải bóng rổ NBA cũng từng có những màn trình diễn xuất sắc tại mùa giải nhưng các chủ nhân của chúng lại phải ngậm ngùi chứng kiến danh hiệu MVP được trao vào tay người khác. Những lí do cho việc này khá đa dạng và hẳn sẽ còn gây tranh cãi không ít.

Thể hiện thiếu cân bằng hơn

Một trường hợp rõ ràng cách đây chưa lâu chính là mùa giải 2002-03, thời điểm mà Tracy McGrady đạt trung bình 32,1 điểm, 6,5 rebound, 5,5 asisst và 16,1 win share. Thế nhưng, Tim Duncan với 23,3 điểm, 12,9 rebound, 2,9 block (cản bóng), 16,5 win share mới trở thành MVP của mùa giải đó.


T-Mac đang ôm Tim Duncan một cách vui vẻ nhưng thất bại MVP của anh ở mùa 2002-03 thì khá đáng buồn.

Tổng cộng, T-Mac đã chơi 75 trận đấu tại regular season. Anh cùng với Elgin Baylor, Wilt Chamberlain, Michael Jordan và Kevin Durant là những cầu thủ duy nhất trong lịch sử giải đấu ghi trung bình ít nhất 32 điểm, 5 rebound và 5 asisst trong trọn vẹn mùa giải.

Quyết định chọn lựa MVP trở nên khó khăn nhưng dễ thấy tâm lý quyết định xuất phát từ đâu. T-Mac vượt trội ở khả năng ghi điểm nhưng Tim Duncan có lợi thế ở chỉ số rebound và block (12,9 và 2,9). Điều này cho thấy số 21 của Spurs thể hiện cân bằng hơn ở cả 2 vai trò phòng ngự và tấn công.

Với dáng vẻ cứng rắn của Duncan trên sân, Spurs trông có bóng dáng của một ứng viên vô địch. Xét trong mùa giải, Orlando Magic của T-Mac cũng chỉ giành 42 chiến thắng, trong khi Spurs lại có tới 60.

Cá nhân tốt nhưng đội bóng thua kém

Đây cũng chính là nguyên nhân khiến Westbrook lo lắng nhất trong cuộc đua MVP năm nay. Xét về chỉ số cá nhân, siêu sao của OKC rất đỗi an tâm nhưng đội bóng của anh chỉ xếp thứ 6 miền Đông, đứng dưới cả Spurs của Kawhi Leonard và Rockets của James Harden. Theo thống kê, các ngôi sao thuộc các đội bóng không nằm trong top 4 khu vực sẽ giảm tới 30% cơ hội cạnh tranh.

Khi Westbrook bước lên nhận danh hiệu MVP tại lễ trao giải vừa qua, anh đã trở thành cầu thủ đầu tiên sau Moses Malone năm 1981 nhận vinh dự trong khi đội nhà không thắng tới 50 trận. Đủ để hiểu vì sao mà siêu sao OKC lại từng có lúc tuyệt vọng khi nghĩ tới khả năng trở thành cầu thủ giá trị nhất mùa giải năm nay.


Moses Malone cùng Westbrook trở thành 2 trường hợp hiếm.

Westbrook còn khá may mắn nếu so sánh với David Robinson của mùa giải 1993-94. Vị Đô Đốc của Spurs có chỉ số trung bình cao ngất ngưỡng: 29,8 điểm, 10,7 rebound, 4,8 assist, 3,3 block và 20 win share.

Người vượt qua ông, Hakeem Olajuwon cũng không kém về mặt chỉ số với 27,3 điểm, 11,9 rebound, 3,6 asisst, 3,7 block nhưng thua sút hơn hẳn về chỉ số win share (14,3).

Rõ ràng, nếu chỉ tính thông số cá nhân, Robinson có lợi thế hoàn toàn. Nên nhớ, 20 win share của Robinson là một con số rất ấn tượng, giúp đưa ông vào nhóm 20 kỷ lục hàng đầu lịch sử  trong một mùa giải. Spurs của Robinson chiến thắng 55 game ở regular season còn Rockets của Olajuwon cũng chỉ thắng nhiều hơn 3 trận.

Điểm mấu chốt chỉ nằm ở vị thế của Houston Rockets khi đội bóng áo đỏ lúc đó đang tạo ra tâm thế như một tập thể vững chắc hơn để hướng tới chức vô địch. Thực tế, Rockets đã vô địch NBA mùa giải 1993-94 với hình ảnh khó quên của “The Dream” Hakeem Olajuwon.

Tương tự như Robinson, Kobe Bryant mùa giải 2005-06 cũng phải để Steve Nash bước qua do đội bóng của anh có màn thể hiện kém thuyết phục hơn.

Do quá trẻ hoặc do quá thành công

Không ai khác, vua bóng rổ Michael Jordan trở thành hình mẫu đối tượng tiêu biểu cho tâm lý lựa chọn này. Jordan gia nhập NBA vào năm 1984 nhưng chỉ sau đấy vài mùa giải, ông đã có nhiều lần tiến sát đến danh hiệu MVP và toàn chịu thua Magic Johnson. 


Jordan phát triển tài năng sớm nhưng thường để tuột danh hiệu MVP vào tay Magic Johnson.

Năm 23 tuổi ở mùa giải 1986-87, Jordan ghi trung bình 37,1 điểm, 5,2 rebound, 4,6 assits và 16,9 win share. Năm 25 tuổi ở mùa giải 1988-89, ông tiếp tục thể hiện ấn tượng với chỉ số trung bình 32,5 điểm, 8 rebound, 8 assist và tăng win share lên 19,8. Cả 2 lần kể trên đều không mang lại cho Jordan danh hiệu MVP.

Jordan dường như còn trẻ cho danh hiệu MVP, do đó, tổ bình chọn sẽ thường không lựa chọn ông quá nhiều  hoặc quá sớm bởi ông còn cả một tương lai rực rỡ đang đợi phía trước.

Mùa giải 1987-88, Jordan lần đầu tiên trở thành cầu thủ xuất sắc nhất.Và cho tới đầu thập kỷ 90, với sự tăng tiến của Bulls, Jordan đã thường xuyên có được danh hiệu MVP. Tuy nhiên, khi 1 cầu thủ đã sở hữu đến 5 danh hiệu cá nhân cao quý nhất, tâm lý bình chọn thường sẽ ưu tiên cho các ứng viên mới.

Đơn giản vì đối thủ còn làm tốt hơn

Trường hợp gần nhất trong những năm gần đây chính là cuộc đua giữa Kevin Durant và LeBron James mùa giải 2012-13.

Kevin Durant thời vẫn khoác áo OKC đã có bước tiến mạnh mẽ trong mùa giải 2012-13. Anh có trung bình 28,1 điểm, 7,9 rebound, 4,6 asisst và 18,9 win share. Đáng nói hơn, Durant đạt tỷ lệ vàng 50/40/90, bao gồm 51% FG, 42% hiệu suất 3 điểm và 91% hiệu suất ném phạt. 


Việc về nhì tại cuộc đua MVP này từng ám ảnh Kevin Durant trong một thời gian.

Trước đó, người duy nhất làm được điều tương tự cộng thêm 28 điểm trung bình trận chỉ có huyền thoại Larry Bird trong 2 mùa bóng từ 1986 tới 1988. Và về sau có thêm Stephen Curry trong mùa giải anh giành MVP năm 2015.

Không may cho Durant, người bạn LeBron James của anh còn làm được tốt hơn xét một cách toàn diện. OKC của Durant kết thúc regular season với 60 chiến thắng, trong khi Miami Heat của James có tận 66 thắng lợi.

James cũng sở hữu con số win share cao hơn (19,3 so với 18,9). Cuộc đua MVP năm đó thực ra cũng không dễ quyết định khi kết quả bình chọn tỏ ra sát nút.

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm

CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

Cơ quan chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

79 Hàng Trống, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

Văn phòng giao dịch: 269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Điện thoại: 024.32669666

Email: info@vietcontent.com.vn

VPĐD tại TP. Hồ Chí Minh Số 16A, đường Lê Hồng Phong, P.12, Q.10, TP.HCM

Điện thoại: 028 6651 2019

GP số: 230/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 10/05/2016.

Người chịu trách nhiệm nội dung: Bà Trần Thùy Chi

Thỏa thuận chia sẻ nội dung. Chính sách bảo mật

Báo giá quảng cáo: tải tại đây

Liên hệ quảng cáo, truyền thông, hợp tác kinh doanh: 0912 075 444

Email: kinhdoanh@sport24h.com.vn

269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội