Ngọn đuốc Olympic 2016 giá trị thế nào mà có người muốn cướp?

chủ nhật 24-7-2016 10:11:26 +07:00 0 bình luận
Trong khi đoàn rước đuốc đi qua thị trấn Guarulhos, một người đàn ông mặc bộ quần áo đen đã bất ngờ xông vào với mục đích cướp lấy ngọn đuốc trên tay VĐV.

Cách đây ít giờ, trong khi đoàn rước đuốc Olympic 2016 đi qua thị trấn Guarulhos, bang Sao Paulo, một người đàn ông mặc bộ quần áo đen đã bất ngờ xông vào với mục đích cướp lấy ngọn đuốc trên tay VĐV.

Rất may là các nhân viên an ninh đã kịp thời truy cản và bắt giữ kẻ manh động, giúp cho hành trình rước đuốc tiếp tục diễn ra. Đây không phải là lần đầu tiên hành trình rước đuốc tại Rio 2016 gặp sự cố.

Video ngọn đuốc Olympic Rio suýt bị đánh cắp bởi một kẻ lạ mặt:

>

Trước đó vào ngày 13/07, trong khi đoàn rước đuốc đi qua thành phố Joinville, bang Santa Catarina, một thanh niên lạ mặt mặc áo vest đen, đội mũ lưỡi trai đã bất ngờ xông ra từ trong đám đông, sử dụng bình xịt chữa cháy hòng dập tắt ngọn đuốc trên tay VĐV. May mắn là ngọn đuốc không tắt và VĐV rước đuốc cũng không nguy hiểm đến tính mạng.

Cách đây gần 2 tháng, một người đàn ông tại Maracaju đã sử dụng bình nước lạnh để cố gắng dập tắt ngọn đuốc nhưng bất thành.

Video Phần tử phản đối dùng bình xịt để dập tắt ngọn đuốc Olympic 2016:

>

Một sự cố khác diễn ra tại Manaus, khi Ủy ban Olympic Brazil sử dụng báo đốm Juma đi bên cạnh người rước đuốc. Tuy nhiên, chú báo đã bất ngờ thoát khỏi tay hai binh sĩ và chạy trốn. Trước tình huống trên, một binh sĩ phải rút súng ngắn và bắn chết Juma bằng phát đạn duy nhất. 

Vì thế mà trong cuộc khảo sát mới đây của Viện nghiên cứu Datafolha, có tới 62% người dân Brazil cho rằng, Olympic 2016 sẽ mang tới nhiều hậu quả tiêu cực hơn là những lợi ích dành cho đất nước này.

Tuy nhiên, sự cố xem ra là điều khó tránh khỏi, vì sau khi được thắp sáng tại Olympia (Hy Lạp), ngọn đuốc Olympic 2016 cần 12.000 VĐV đưa đi qua hơn 300 thành phố của Brazil trước khi kết thúc hành trình 95 ngày tại sân Maracana ở Rio de Janeiro vào ngày 05/08.

Ngọn lửa Olympic là một điều không thể thiếu trong các kỳ Thế vận hội, đại diện cho sự hòa bình, tinh thần đoàn kết và hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.

Ngọn đuốc chính thức của Olympic kỳ này được Trung tâm Chelles & Hayashi Design thiết kế. Được làm toàn bộ bằng nhôm tái chế, ngọn đuốc Rio 2016 có chiều dài 63,5 cm (khi đóng) và 69cm (khi được bật lên) với chu vi phần tay cầm khoảng 5cm nhằm tạo sự thoải mái cho các VĐV rước đuốc. 

Một trong những điểm đặc trưng của ngọn đuốc Olympic 2016 chính là sự xuất hiện của các đường rãnh hở chạy quanh thân đuốc, đại diện cho tính cách con người Brazil: hài hòa, đa dạng, tràn đầy năng lượng và cởi mở.

Khi VĐV bấm nút kích hoạt van tạo lửa, ngọn đuốc sẽ xuất hiện 5 dải tròn chạy quanh thân đuốc với 5 màu khác nhau, thể hiện cho 5 kỳ quan thiên nhiên của Brazil: Vòng tròn dưới cùng là thể hiện cho đường đi bộ Copacabana ở Rio, hai vòng xanh dương thể hiện cho biển và bầu trời, màu xanh lá thể hiện ngọn núi nhìn từ Rio và vòng tròn vàng trên cùng là mặt trời cũng như màu của những chiếc huy chương Vàng.

Lịch sử ngọn đuốc Olympic

Không phải ngẫu nhiên, các VĐV động viên phải trải quan hàng nghìn km để mang ngọn lửa từ đền Hera tại Hy Lạp đến SVĐ diễn ra Lễ khai mạc Olympic. 

Theo các tài liệu lịch sử, kỳ Olympic đầu tiên được tổ chức vào năm 776 trước Công Nguyên tại Hy Lạp. Trong ngày khai mạc Olympic, ngọn đuốc được thắp sáng tại đền thờ của Hera, thành phố Olympia, Hy Lạp.

Tại đây, người ta sử dụng 1 gương cầu gọi là skaphia để hội tụ ánh sáng mặt trời, qua đó đốt cháy vạc lửa dưới chân tượng nữ thần Hera. Bắt đầu từ thời điểm này, ngọn đuốc bùng cháy trong suốt thời gian diễn ra Thế vận hội, tượng trưng cho sự tinh khiết, lý trí & hòa bình. 


Nghi thức đốt cháy vạc lửa dưới chân bức tượng nữ thần Hera.

Khoảng 1.000 năm sau đó, người Hy Lạp đã không còn tổ chức các kỳ Thế vận hội vì nhiều lý do khác nhau. Do vậy, nghi lễ rước đuốc cũng như thắp sáng chảo lửa Olympic bị "mất tích" trong một thời gian dài.

Đến năm 1928, người ta mới được chứng kiến sự trở lại của ngọn đuốc Olympic. Tuy nhiên, kỳ Olympic tại Amsterdam này đã không có nghi lễ rước đuốc từ Hy Lạp. 

Chỉ đến khi Olympic 1936 được tổ chức tại Berlin, nghi lễ rước đuốc mới được diễn ra theo cách truyền thống. Sau khi được thắp tại Olympia (Hy Lạp), ngọn đuốc Olympic được truyền tới Berlin, đánh dấu sự khởi đầu của Thế vận hội. 


Nghi lễ thắp đuốc tại Olympic 1936.

Sau một thời gian tạm dừng vì Thế chiến thứ hai, nghi lễ rước đuốc quay trở lại tại Olympic mùa đông năm 1964 .

Kể từ Thế vận hội diễn ra tại Áo này, tất cả các kỳ Olympic mùa đông và mùa hè đều có hành trình thắp đuốc tại Olympia và truyền nó đến đài lửa SVĐ sẽ diễn ra Lễ khai mạc Olympic.

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm

CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

Cơ quan chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

79 Hàng Trống, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

Văn phòng giao dịch: 269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Điện thoại: 024.32669666

Email: info@vietcontent.com.vn

VPĐD tại TP. Hồ Chí Minh Số 16A, đường Lê Hồng Phong, P.12, Q.10, TP.HCM

Điện thoại: 028 6651 2019

GP số: 230/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 10/05/2016.

Người chịu trách nhiệm nội dung: Bà Trần Thùy Chi

Thỏa thuận chia sẻ nội dung. Chính sách bảo mật

Báo giá quảng cáo: tải tại đây

Liên hệ quảng cáo, truyền thông, hợp tác kinh doanh: 0912 075 444

Email: kinhdoanh@sport24h.com.vn

269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội