Hồng Lĩnh Hà Tĩnh thể hiện vị thế của mình cùng một ngày thi đấu với “cơn hạn” bàn thắng là những gì diễn ra ở giải hạng Nhất 2019 ngày 7/4.
Ngay trong trận đấu khai màn giải hạng Nhất Quốc gia 2019 giữa Phù Đổng và An Giang, công tác trọng tài của giải đấu đã bị phàn nàn.
Giải hạng Nhất 2019 sắp sửa khởi tranh trên 6 sân vận động trên cả nước.
Trong bối cảnh “ngàn cân treo sợi tóc”, đội bóng đất Võ thể hiện sự quyết tâm lớn để không phải sớm dừng cuộc chơi ở mùa giải 2019 ngay giữa đoạn đường.
Khánh Hòa và Sài Gòn là 2 CLB đang chơi ở hạng đấu cao nhất đầu tiên ra quân tại đấu trường Cúp Quốc gia 2019 bằng các trận đấu thuộc vòng sơ loại với những đội bóng ở hạng Nhất.
Đây là hai cái tên còn khá lạ lẫm với nhiều người trên bản đồ bóng đá Việt Nam. Hai CLB “sinh sau đẻ muộn” này chỉ vừa mới thăng hạng lên chơi ở giải hạnh Nhất ở mùa giải năm nay. Song với mô hình và căn cơ vững chắc, họ hứa hẹn sẽ trở thành những thế lực mới của bóng đá Việt Nam trong những năm tới.
Các cầu thủ Bình Định chỉ còn hưởng chưa tới 2 triệu đồng/tháng khiến đội bóng hoang mang trong quá trình chuẩn bị cho mùa giải mới.
HLV Phạm Minh Đức cho rằng, Nam Định không sử dụng ngoại binh cũng như đội hạng Nhất và các cầu thủ Hà Nội B hướng đến trận play-off 2018 với sự tự tin lớn.
XM Fico Tây Ninh, Công an Nhân dân, Bình Định TMS và Bình Phước là 4 đội bóng vẫn còn tên trong cuộc đua trụ hạng tại Giải hạng Nhất - An Cường 2018
Hà Nội B khả năng cao sẽ chuyển "hộ khẩu" vào Hà Tĩnh sau khi mùa giải 2018 kết thúc. Mục tiêu trước mắt của đội bóng là giành quyền thăng hạng V.League mùa sau trước khi có những đổi thay bất ngờ.
Có thể Ninh Bình sẽ tham dự giải hạng Nhất 2016, khi lời xin đặc cách của bầu Trường đang được VFF đưa ra xem xét
Từng chứng kiến rất nhiều thăng trầm của bóng đá Khánh Hòa, HLV Võ Đình Tân luôn đau đáu một chữ tình với bóng đá tỉnh nhà cùng quan điểm: “Muốn làm bóng đá phải có đam mê, tâm huyết và phải theo đuổi đến cùng con đường, dù còn 1% cơ hội thì chúng ta phải cố gắng đến cùng…”.
Ngày 07/11/2015, Chủ tịch HĐQT VPF Võ Quốc Thắng đã đem mô hình bóng đá Nhật Bản xuống giới thiệu với UBND tỉnh Cà Mau cùng Sở VH-TT&DL Cà Mau. Đây là mấu chốt khiến đội Cà Mau được “cứu”, khi Cty CP phát triển bóng đá Cà Mau sẽ ra đời để lo nguồn kinh phí hoạt động.
Trước thông tin Cà Mau muốn xin lại suất hạng Nhất vừa bỏ cách đây 3 tuần, trao đổi với Thể thao 24h, Tổng thư ký VFF Lê Hoài Anh cho rằng điều này không hề đơn giản. Bởi sau khi nhận đơn xin rút của Cà Mau, VFF đã lên kế hoạch xử lý vụ việc, cụ thể là tìm đội khác để lấp vào chỗ trống.
Dù chưa có công văn chính thức từ lãnh đạo tỉnh nhưng gần như chắc chắn đội bóng ở nơi tận cùng Tổ quốc sẽ được cứu nhờ “thay áo mới”. Và họ sẽ xin VFF để được thi đấu giải hạng Nhất 2016, sau khi lên hạng rồi gửi công văn xin rút lui ngày 20/10/2015 do không có tiền.
Chưa có công văn chính thức từ lãnh đạo tỉnh nhưng Cà Mau gần như chắc chắn sẽ gửi công văn cho VFF xin lại suất đá hạng Nhất 2016.
“An Giang không bao giờ từ bỏ bóng đá. Chắc chắn chúng tôi sẽ trở lại khi cảm thấy mình có đủ điều kiện. Bóng đá An Giang muốn đứng lên làm lại từ đầu, bằng chính đôi chân của mình. Và chúng tôi sẽ bắt đầu hành trình trở lại bóng đá chuyên nghiệp từ lứa U.21 này, chậm nhất năm 2017 An Giang sẽ trở lại hạng Nhất”, nguyên Phó Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang, ông Nguyễn Quốc Khánh cho biết.
“Chuyện Cà Mau bỏ giải là hết sức bình thường khi cơ chế của bóng đá Việt Nam thiếu tính chuyên nghiệp” - ông Võ Quốc Thắng, PGĐ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Phước đồng cảm với “người anh em” Cà Mau và không khỏi bức xúc về thực trạng quản lý của BĐVN hiện tại.
Là một trong những đội bóng điển hình nhất về việc làm bóng đá theo kiểu “xây nhà từ nóc”, Phú Yên đang đứng trước cảnh bi hài chạy đôn chạy đáo mượn quân để tham dự giải hạng Nhất 2016. Chính những người làm bóng đá ở Phú Yên cũng thừa nhận là không thể tồn tại với kiểu “tầm gửi” như thế.
“Dù V.League hay hạng Nhất có tinh giản xuống còn 10 hay nâng lên 14 đội ở mỗi giải đấu, tôi nghĩ cũng không giải quyết được vấn đề gì khi còn đó dấu hỏi về năng lực chuyên môn của các nhà tổ chức. Và nó là câu chuyện của lợi ích nhóm, không vì cái chung, nên tôi nghĩ muốn BĐVN phát triển đầu tiên phải thay toàn bộ hệ thống điều hành và các nhà tổ chức”, cựu Phó chủ tịch, TTK VFF và Trưởng BTC giải Lê Thế Thọ nhìn nhận.
Cùng nghe HLV CLB Hải Phòng, Trương Việt Hoàng; HLV CLB Thanh Hóa, Hoàng Thanh Tùng; Chủ tịch CLB ĐT.LA, Võ Thành Nhiệm nói gì về việc một số CLB xin rút khỏi các giải.
Chủ tịch CLB QNK.Quảng Nam đồng thời là Uỷ viên BCH LĐBĐVN khoá VII, ông Lê Nguyên Hồng cho rằng không thể làm được nếu BĐVN cứ chạy theo số lượng mà không quan tâm đến chất lượng.
BĐVN khủng hoảng, nhiều ông bầu “bỏ chạy” và nhiều đội bị xoá sổ nhưng nghịch lý là khi những người làm bóng đá ngồi lại với nhau để bỏ phiếu, đa phần đều ủng hộ số lượng thay vì chơi, làm thực chất dựa theo thực tế. Đó là một nghịch lý nhưng hợp lý, với bóng đá chuyên nghiệp kiểu Việt Nam…
Viettel là sự khác biệt duy nhất của giải hạng Nhì, khi chỉ có mình họ dám và đủ điều kiện để sẵn sàng cho sân chơi hạng Nhất.
Nhà cầm quân của CLB S.Khánh Hoà BVN nhận xét rằng bóng đá Việt Nam sai lệch toàn hệ thống, khi chỉ trưng ra phần ngọn to mà che lấp đi phần đế vừa nhỏ vừa nhiều nhược điểm.