Với buổi lễ công bố diễn ra chiều nay (22/02), tay vợt số 1 Việt Nam sẽ nhận được khoản tài trợ “khủng” từ thương hiệu thể thao hàng đầu Nhật Bản Mizuno.
Vào tháng 5 tới, Nguyễn Diệp Phương Trâm sẽ đi Mỹ tập huấn dài hạn 5 năm, một bước ngoặt lớn trong sự nghiệp còn rất trẻ của kình ngư 15 tuổi này.
Với kình ngư Nguyễn Diệp Phương Trâm, lần đầu tiên một VĐV Việt Nam được doanh nghiệp kết hợp với ngành thể thao đầu tư mức kinh phí “khủng” đưa sang nước ngoài đào tạo. Theo PGĐ Sở VH-TT TP.HCM Mai Bá Hùng, đây xứng đáng là một mẫu hình cho việc đầu tư với TTVN.
"Tiểu Ánh Viên" Phương Trâm chuẩn bị đi Mỹ hay Tình hình của đội tuyển điền kinh trước Olympic sẽ là những thông tin chính của Tin vắn thể thao trong nước ngày 20/02.
Quảng Ninh đã tìm thấy “đường sống” với một chính sách đặc thù do HĐND tỉnh ban hành và thu nhập trung bình của các cầu thủ sẽ tăng 4-5 lần, với mức cao nhất khoảng… 10 triệu đồng/tháng.
Việt Nam đang đấu tranh để Malaysia không loại các môn đấu kiếm, canoeing, judo khỏi chương trình thi đấu của SEA Games 2017.
Sau mấy ngày nghỉ Tết, cụ ông đã bước sang tuổi 78 này lại một mình lặn lội vào Bình Phước để tiếp tục làm HLV. Ông bảo đây đã là lần thứ 5 mình phải “xin lỗi” và “xin khất” cụ bà cho câu trả lời “bao giờ mới chịu nghỉ hưu”.
Trong số 10 VĐV được đầu tư, có tới 6 người thành tuyển thủ quốc gia, đều ở nhóm hàng đầu. Đó là kết quả của việc Thanh Hóa dành tối thiểu 10 tỷ đồng mỗi năm cho việc xuất ngoại tập huấn của môn điền kinh.
Quách Công Lịch, Quách Thị Lan và Lê Trọng Hinh đều thuộc diện bén duyên thể thao muộn, nếu không muốn nói là rất muộn, so ngay với mặt bằng chung của điền kinh Việt Nam. Sớm nhất như Lan cũng chỉ bắt đầu ăn tập ở tuổi 14, Hinh 15 và thậm chí như Lịch khi đã bước qua tuổi 17. Đó là một sự thiệt thòi đáng kể của bộ ba xứ Mường.
Ba tài năng sáng giá nhất điền kinh Việt Nam - Quách Công Lịch, Quách Thị Lan và Lê Trọng Hinh - đều là người dân tộc Mường, đến từ huyện miền núi Ngọc Lặc của tỉnh Thanh Hóa.
Bác sỹ Lê Thanh Tùng, Chuyên khoa cấp II ngoại chấn thương chỉnh hình (Bệnh viện Thể thao Việt Nam) sẽ giúp các bạn tập gym thực hiện động tác đúng kỹ thuật và cách xử trí khi bị chấn thương nhẹ.
Trong số 4 tài năng tầm cỡ hàng đầu khu vực, tiếp cận đỉnh cao châu lục của điền kinh Việt Nam, xứ Thanh đóng góp tới 3. Cả hai tuyển thủ đang tập huấn nước ngoài để chuẩn bị cho Olympic đều là quân Thanh Hóa.
Thể thao Hải Phòng đang “bó tay” khi 26 môn với 270 VĐV chỉ có 1,5 tỷ đồng cho toàn bộ các hoạt động tập huấn thi đấu quốc tế năm 2016. Nguồn kinh phí của nhiều địa phương khác cũng bị sụt giảm khoảng 30% sau khi sáp nhập ngành.
Đô cử giành 2 HCB thế giới, 2 HCV châu Á này là một “Khỉ Vàng” đích thực của TTVN. Đúng năm tuổi, Huyền được kỳ vọng sẽ thành một “King Kong” mang về tấm huy chương Olympic.
Liverpool gục ngã ở phút 120, Busquets sẽ tái ngộ Pep tại Man City, PSG chiêu mộ "hàng thải" Newcastle... là những tin chính trong bản tin thể thao sáng 10/02.
LTS: Để vơi bớt nỗi nhớ nhà dịp Xuân Bính Thân, Quang Liêm đã có những chia sẻ về chuyện học, tập luyện và sinh hoạt qua bức thư gửi từ Mỹ. Thể thao 24h trân trọng gửi tới độc giả bức thư của Quang Liêm.
LTS: Để vơi bớt nỗi nhớ nhà dịp Xuân Bính Thân, Quang Liêm đã có những chia sẻ về chuyện học, tập luyện và sinh hoạt qua bức thư gửi từ Mỹ. Thể thao 24h trân trọng gửi tới độc giả bức thư của Quang Liêm.
LTS: Đối với nhiều VĐV quốc gia, việc phải ăn Tết xa nhà đã không còn là một khái niệm xa lạ, trong đó phải kể đến kỳ thủ cờ vua số 1 Việt Nam, Lê Quang Liêm. Và như để giúp vơi bớt nỗi nhớ nhà dịp Xuân Bính Thân, Quang Liêm đã có những chia sẻ về chuyện học, tập luyện và sinh hoạt qua bức thư gửi từ Mỹ. Thể thao 24h trân trọng gửi tới độc giả bức thư của Quang Liêm.
Trong khi cả nước đang tưng bừng đón Tết Nguyên Đán với những ngày đoàn viên bên gia đình thì 2 anh em Quách Công Lịch và Quách Thị Lan đang phải miệt mài tập luyện nơi đất Mỹ xa xuôi, với giấc mơ tham dự Olympic 2016 tại Brazil.
Siêu kình ngư này sẽ có thể lọt vào chung kết, tương ứng với Top 8 Olympic một vài nội dung. Chỉ có điều, khả năng đoạt huy chương lại hoàn toàn khác, vì Viên chỉ có một “cửa” duy nhất ở nội dung 400m hỗn hợp.
Kỳ nhân Ánh Viên đã bước lên đỉnh thế giới từ cái rạch nhỏ trước nhà dâng cao tới 3m mỗi mùa nước nổi, cùng tiếng đàn tài tử của ông nội cũng là người thầy đầu tiên. Và giờ đây, cô gái miền Tây đã trở thành một mẫu hình, với một CLB bơi Ánh Viên, một giải bơi Ánh Viên cho tới sự nở rộ của cả phong trào học bơi như siêu kình ngư.
Với những gì đã đạt được, giờ đây ở ấp nhỏ Ba Cao, Ánh Viên chính là hình mẫu để cho các bậc làm cha làm mẹ dùng để dạy dỗ các con mình học tập và noi theo người chị tài năng.
Gương mặt nhận giải “Thành tựu trọn đời” vốn rất kiệm lời Đặng Thị Đông cũng phải thốt lên về lần vinh danh đặc biệt và xứng đáng nhất sau 23 năm gắn với nghiệp bắn súng của mình. Còn “Nam VĐV của năm” Lê Quang Liêm nổi tiếng kỹ tính nhưng qua theo sát cả hành trình đã đánh giá Cúp Chiến thắng đúng là mẫu hình chuẩn của một “Oscar thể thao” tại Việt Nam.
Thông tin về các VĐV cử tạ, đấu kiếm và cơ vua sẽ là những thông tin chính của Tin vắn thể thao trong nước ngày 03/02.
Là tuyển thủ đầu tiên giành vé, cuộc đấu trên đất Brazil sẽ là đích nhắm quan trọng cuối cùng của vị Thượng tá quân đội từng để vuột huy chương tức tưởi cách đây 4 năm.