Tiền đạo Công Phượng của HA.GL chắc chắn sẽ sang Nhật thi đấu ở mùa giải 2016, sau khi Mito Hollyhock đánh bại Consodale Sapporo tại vòng 41 J.League 2 vừa diễn ra chiều nay.
Thay vì xỏ găng ra sân thi đấu, Dương Hồng Sơn sẽ tạm thời đảm nhiệm vai trò HLV thủ môn của HN.T&T trong chuyến tập huấn tại Trung Quốc sắp tới.
GĐĐH Hồ Văn Chiêm cho biết, đang hoàn tất việc ký hợp đồng 2 năm với thủ thành Trần Nguyên Mạnh. Đây là hợp đồng lịch sử và có giá trị lớn nhất từ trước tới nay của đội bóng xứ Nghệ.
Một ngày sau khi Ngọc Điểu và Đức Linh ủy quyền cho luật sư gửi công văn lên VFF về chuyện thanh lý hợp đồng không thành công, CLB XSKT.Cần Thơ đã gửi báo cáo về buổi làm việc cho Ban Giải quyết khiếu nại VFF cùng những điều họ cho là không phù hợp.
Trong số các lãnh đạo Sở VH-TT&DL ở khu vực miền Tây, có thể nói nguyên Giám đốc Lê Minh Hoàng là người đặc biệt nhấ
Hơn 5 năm gắn bó với bóng đá Kiên Giang, đưa đội bóng từ hạng Nhì lên hạng Nhất, V.League rồi giải thể vì rất nhiều bất cập trong cách làm bóng đá ở một địa phương không có truyền thống và nhiều năm như là “vùng trắng”, HLV Lại Hồng Vân vẫn chưa hết xót xa khi nhắc lại câu chuyện cũ.
Sau 7 năm “nằm gai nếm mật”, bóng đá Kiên Giang hoàn thành giấc mơ ghi tên mình trên bản đồ bóng đá chuyên nghiệp bằng chiếc vé lên chơi V.League. Thế nhưng, niềm vui “ngắn chẳng tày gang”, 2 năm sau ngày góp mặt ở sân chơi cao nhất BĐVN, Kiên Giang xuống hạng và nhận quyết định giải tán.
Trải qua hành trình tái sinh, S.Khánh Hòa BVN đã làm sống lại hình ảnh ngổ ngáo của bóng đá phố Biển ngay trong mùa đầu tiên chơi V.League. Thế nhưng chuyện “khai tử” vẫn đang ảnh hưởng nặng nề đến bóng đá Khánh Hòa, đặc biệt là công tác đào tạo trẻ.
Chia sẻ với Thể thao 24h, HLV kỳ cựu Dương Quang Hổ với cả cuộc đời gắn bó với bóng đá Khánh Hoà, nhìn nhận việc lãnh đạo đội bóng phố Biển chuyển giao suất V.League cho Hải Phòng vào cuối mùa giải 2012 đã khiến cho NHM Khánh Hòa - trong đó có ông - phải nhận lấy một cú sốc rất lớn.
Từng bị “khai tử” và xóa tên khỏi bản đồ bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam, Khánh Hòa đã có một hành trình tái sinh kỳ diệu, trong điều kiện bóng đá ở mảnh đất này bị đã chịu hậu quả rất nặng nề từ một quyết định.
Ông tên Đực, có vẻ hợp với bóng đá - môn thể thao vẫn được cho là của đàn ông. Ông làm lãnh đạo một công ty địa ốc mang tên Đất Lành - cũng có gì đó liên quan đến sân cỏ, đất đai.
Trung vệ, tuyển thủ quốc gia Dương Thanh Hào dù đang phải chơi bóng ở phương xa nhưng vẫn đau đáu về tình cảnh bóng đá quê hương và mong muốn một ngày sẽ trở lại khoác áo Bình Định ở sân chơi cao nhất của BĐVN.
Trước công văn hồi đáp của VFF về việc Cà Mau xin rút vì không có đủ kinh phí tham dự giải hạng Nhất 2016 và khẳng định đội bóng này sẽ không được quyền đá hạng Nhất, đại diện Sở VH-TT&DL Cà Mau khẳng định sẽ không chịu thua và sớm có công văn gửi VFF trong tuần này để xin vẫn đá.
Trả cái giá quá đắt khi dựa hơi doanh nghiệp và để đồng tiền chi phối, hoành hành, bóng đá Bình Định “chết đi sống lại” để rồi thức tỉnh ra chân lý: Chỉ có người địa phương mới phục hưng được bóng đá địa phương.
Kể từ khi VFF gửi công văn đề nghị Bình Định tham dự giải hạng Nhất 2016 thế chỗ Cà Mau, đội bóng đất Võ đã xin lãnh đạo cho chủ trương và chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng với giấc mơ khôi phục lại niềm kiêu hãnh của một địa phương có truyền thống. Đó cũng là nỗi niềm của NHM bóng đá Bình Định sau thời gian dài vắng bóng ở sân chơi V.League.
Năm 1972, một nhà khí tượng học có tên là Edward Norton Lorenz đã đặt vấn đề: Liệu con bướm đập cánh ở Brazil có thể gây ra cơn lốc ở bang Texas? Thế là “hiệu ứng cánh bướm” ra đời hay nói đúng hơn, cánh bướm đã cho ra đời một thuyết, gọi là “thuyết hỗn loạn”.
Họ đã chứng minh bằng hành động, thực tế sân cỏ. Họ muốn khẳng định rằng “cái chết” của bóng đá An Giang hơn 1 năm trước không phải là vô nghĩa. Họ sẽ làm lại, đứng lên từ thất bại và vươn cao, vươn xa với những ước mơ, khát vọng.
Sau khi CLB HV.An Giang bị giải tán, An Giang đã ngay lập tức bắt tay vào việc làm lại.
Sau mùa giải đầu tiên lên V.League, HV.An Giang quay lại nơi họ vừa ra đi và nhận quyết định giải tán. Người ta giải tán cả đội bóng chuyên nghiệp, xoá đi để làm lại khi nhận ra sai lầm và chấp nhận trả giá cho những bài học bóng đá.
“Bóng đá là một môn nghệ thuật và An Giang làm bóng đá với mục đích giúp NHM thể thao tỉnh nhà có nơi giải trí cuối tuần. Thế nhưng, khi đến sân thì khán giả không được xem những trận cầu hay, những pha bóng đẹp mà thay vào đó là sự bực tức khi cầu thủ không chịu đá, trọng tài thiếu công tâm…"
Kỷ nguyên bóng đá hiện đại đang chứng kiến những thoả thuận tài trợ, từ áo đấu, áo tập cho các CLB cho tới cá nhân cầu thủ có giá trị “khủng”, điều hoàn toàn xa lạ trong những năm 1960, 1970 và 1980.
Không phục trước những quyết định của trọng tài Phùng Đình Dũng, các cầu thủ Yadanarbon FC (Myanmar) đã vây đánh trọng tài và bỏ ngang trận đấu với SV Hàn Quốc.
VFF đã thừa nhận những bất cập trong quy định Kỷ luật của mình và hứa sẽ đứng ra làm “trọng tài” vụ Anh Khoa - Ngọc Hải. Đây có thể coi là hướng tốt nhất để khép lại những rắc rối, tranh cãi nảy sinh từ những cái gật đầu thiếu trách nhiệm của những “ông Nghị” VFF.
“Bản án của Quế Ngọc Hải là một bài học chung cho BĐVN, nhưng điều quan trọng là qua chuyện này thì chúng ta sẽ rút được kinh nghiệm. Văn bản ấy nằm lâu rồi nên không có chuyện này diễn ra thì chúng ta đọc sẽ không thẩm thấu hết.
Khẳng định bản án ban hành với Quế Ngọc Hải hoàn toàn không sai và được áp dụng theo những điều khoản trong Quy định kỷ luật, nhưng Trưởng ban Kỷ luật Nguyễn Hải Hường cho rằng Quy định kỷ luật có sự bất cập và trong thời gian tới sẽ được nhìn nhận, sửa đổi hoàn thiện hơn.