Barcelona: Từ triết lý "Més que un club" đến một siêu CLB (Kỳ 2)

thứ bảy 11-3-2017 11:39:46 +07:00 0 bình luận
Barcelona đã sưu tập hầu hết các danh hiệu trong suốt những năm qua, nhưng tham vọng của họ là trở thành cỗ máy kiếm tiền giống như Man Utd...

Barcelona đã sưu tập hầu hết các danh hiệu trong suốt những năm qua, nhưng tham vọng của họ là trở thành cỗ máy kiếm tiền giống như Man Utd...

Khi Juan Laporta giành quyền kiểm soát Barcelona vào năm 2003, Barcelona gặp khó khăn. Quỹ lương chiếm tới 88% doanh thu. Hoạt động thương mại như trong thời kỳ... "tiền sử". Laporta thể hiện nỗi thất vọng rằng, trong khi Man Utd tính phí 2 triệu euro cho một trận giao hữu thì Barcelona chỉ bỏ túi 300.000 euro.

Vì thế, trong khi Rijkaard và Guardiola đang trao quyền hành lớn, quyết định mọi thứ về chuyên môn ở lò đào tạo trẻ La Masia cũng như đội 1, Laporta bận rộn với tham vọng bến Barcelona thành một cỗ máy thương mại. Ông thương lượng lại các khoản nợ của CLB, gia tăng thành viên của CLB lên hơn 60%. 

Chủ tịch Laporta đã khởi xướng cho việc biến Barcelona thành cỗ máy thương mại 

Không giống như ở Real Madrid, Barcelona cũng chi tiêu lớn, nhưng như Phó Chủ tịch Ferran Soriano nói, họ sẽ làm như vậy với “trách nhiệm xã hội vượt ra ngoài lĩnh vực thể thao”.

Trong năm 2006, Barcelona hợp tác với Unicef để ​​trở thành nhà tài trợ đầu tiên của mình bằng việc trả cho tổ chức này 7 triệu euro và mang logo trên áo đấu.

Khi Rosell đến, điều đó đã thay đổi. Biểu tượng của Unicef ​​ được di chuyển từ phía trước áo đấu đến phần nhỏ sau lưng. Thay vào đó, Barcelona “làm ăn lớn” với Qatar Foundation, sau đó là Qatar Airways vào năm 2013.

Với Chủ tịch Bartomeu - người nhậm chức vào năm 2014, ông ấp ủ dự án mở rộng sân Nou Camp từ 97.000 lên 105.000 chỗ ngồi, với số ghế VIP tăng từ 1.800 lên 10.000. Lần đầu tiên Barcelona đề cập đến việc bán tên sân cho nhà đấu giá cao nhất, để có khả năng kiếm thêm hàng trăm triệu euro.

Chủ tịch Bartomeu có tham vọng mở rộng sân Nou Camp 

Đương nhiên, những người theo chủ nghĩa cực đoan đã phản ứng gay gắt, nhưng quan điểm của Bartomeu là duy trì vị thế cho Barcelona ở vị trí hàng đầu thế giới. Thương mại hoá không phải một lựa chọn, mà là một nghĩa vụ. Với Bartomeu, ông cho rằng: Không phải Barcelona kiếm tiền để tồn tại mà họ tồn tại để kiếm tiền.

Một thực tế rõ ràng là thành công về tài chính và thành công trên sân cỏ được liên kết chặt chẽ, nuôi dưỡng lẫn nhau trong một vòng tròn: Chiến thắng trong thi đấu để làm ra tiền; Sử dụng tiền để mua cầu thủ; Giành nhiều chiến thắng hơn trên sân.

Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 12/2015, Bartomeu cho biết: “Công thức đã làm cho Barca phát triển trong quá khứ là thành công về thể thao dẫn đến thành công trong xã hội. Nhưng chúng tôi muốn đảm bảo rằng CLB vẫn là một tài liệu tham khảo trên toàn thế giới, ngay cả khi thất bại”.

Chi tiêu ròng (triệu bảng) trên thị trường chuyển nhượng (cân đối của Barcelona so với Real Madrid trong 5 năm qua 

Barcelona tự tin về việc thiết kế cho mình sức mạnh tài chính để đảm bảo cung cấp ổn định các danh hiệu trong nhiều thập kỷ tới.

Trong 5 mùa giải gần đây, chi tiêu ròng trên thị trường chuyển nhượng của Barcelona là 140,6 triệu bảng (lấy số tiền mua cầu thủ trừ đi số tiền bán), còn Real Madrid là 128 triệu bảng.

Sự bùng nổ về mua sắm này từng được Real Madrid thực hiện hơn một thập kỷ trước, khi CT Flo Perez triển khai kế hoạch đình đám Galaticos. Nhưng khi hết chu kỳ chiến thắng là quãng thời gian đau khổ cho Real. Barcelona hiểu điều đó. Một số mùa giải họ sẽ đoạt được mọi thứ, nhưng không ai dám chắc mùa giải khác như thế nào.

Ở đây, một lần nữa mô hình Man Utd lại mang tính tham khảo. Trên sân cỏ, họ đã có một vài năm khốn khổ, dấu hiệu của sự suy thoái, đặc biệt dưới thời David Moyes. Tuy nhiên, trong bảng cân đối tài chính, họ vẫn tăng doanh thu trong 12 năm liên tiếp, dù có tham dự Champions League hay không.

Nhà tài trợ Unicef được thay bằng Qatar Airways 

Vì thế, sau những thành công vang dội ở La Liga, Champions League, Cúp Nhà vua, Cúp thế giới các CLB…, Barcelona buộc phải đẩy mạnh thành công bên ngoài sân cỏ. Họ đang dần làm được điều ấy, bằng cách thay đổi mô hình trong quá khứ.

Nếu như lò La Masia từng có 8 học viên tốt nghiệp chơi ở trận chung kết Champions League năm 2011 thì bây giờ chỉ có khoảng 5 thành viên chơi ở đội hình chính, con số thấp nhất như trong khoảng thời gian từ năm 1998 đến 2004.

Nói cách khác, Barcelona đã thay đổi. Sẽ không bao giờ có một thế hệ “cây nhà lá vườn” như thời của Guardiola nữa. Sẽ không bao giờ có chiếc áo đấu Barcelona quảng cáo miễn phí nữa.

Nhiều người hâm mộ có thể tiếc nuối, nhưng đó là thực tế phải chấp nhận, bởi nếu muốn tạo được sự bền vững như Man Untd - một CLB luôn được coi là hình mẫu dù có thành công trên sân hay không - thì Barcelona phải đặt yếu tố kinh doanh, kiếm tiền lên hàng đầu.

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm

CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

Cơ quan chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

79 Hàng Trống, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

Văn phòng giao dịch: 269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Điện thoại: 024.32669666

Email: info@vietcontent.com.vn

VPĐD tại TP. Hồ Chí Minh Số 16A, đường Lê Hồng Phong, P.12, Q.10, TP.HCM

Điện thoại: 028 6651 2019

GP số: 230/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 10/05/2016.

Người chịu trách nhiệm nội dung: Bà Bùi Thu Hường

Thỏa thuận chia sẻ nội dung. Chính sách bảo mật

Báo giá quảng cáo: tải tại đây

Liên hệ quảng cáo, truyền thông, hợp tác kinh doanh: 0912 075 444

Email: kinhdoanh@sport24h.com.vn

269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội