Giá “cắt cổ” cho cuộc chiến giữ quân của Real Madrid
Gareth Bale là cầu thủ mới nhất gia hạn hợp đồng với Real Madrid, đồng nghĩa việc quỹ lương của đội bóng áo trắng ngày càng phình to đến mức báo động.
Real Madrid đã giữ chân được Bale đến năm 2022 sau khi đã thực hiện điều tương tự với Toni Kroos, Luka Modric và Lucas Vazquez trong những tuần gần đây. Trong một vài tuần tới, Cristiano Ronaldo dự kiến cũng sẽ đặt bút ký, đặt Los Blancos dưới áp lực cao độ về chi phí tiền lương.
Cả Real Madrid và Barcelona đều đang thực hiện cuộc đua hao tiền tốn của để giữ bằng được các ngôi sao của mình. Bất cứ việc gia hạn nào cũng phải đánh đổi bằng cái giá rất đắt.
Ông lớn xứ Catalan đã cải thiện đáng kể mức lương cho Neymar khi đạt thỏa thuận về bản hợp đồng mới đến năm 2021, từ 10 lên 15 triệu euro sau thuế. Điều tương tự cũng xảy ra với trường hợp của Sergio Busquets, Javier Mascherano và dự kiến cho thêm Ivan Rakitic, Luis Suarez, Marc-Andre ter Stegen trong tháng 11.
Đối với Real Madrid, do án phạt cấm chuyển nhượng đến hết năm 2017 nên ưu tiên số một của họ là không để bất cứ cầu thủ nào ra đi. Trong một thời gian ngắn, cả Modric, Kroos, Vazquez, Bale đều đã ký mới. Thậm chí, kế hoạch đem bán sớm Ronaldo, nếu có, của Real Madrid cũng bị hủy bỏ.
Tại Bernabeu, đó là xu hướng chuyển nhượng của Real Madrid đang thay đổi. Chủ tịch Florentino Perez đã ngừng ném rất nhiều về tiền trên thị trường để chuyển sang đấu tranh để giữ chân nhân tài. Việc đổi mới hợp đồng nghe có vẻ ít tiền nhưng trong thực tế, nó chiếm một khoản ngân sách rất lớn của CLB.
Real Madrid mới đưa Bale về 3 năm trước đây bằng mức phí kỷ lục thế giới khi đó là 101 triệu euro. Bây giờ, với cam kết mới đến năm 2022, họ phải chi tổng cộng 120 triệu euro tiền lương sau thuế cho ngôi sao xứ Wales. Nhưng đây không phải là số tiền duy nhất mà một cầu thủ bỏ túi mỗi năm. Đây không phải là NBA, nơi có mức lương và hệ thống minh bạch trong tất cả mọi khía cạnh. Bóng đá không làm việc ấy, bởi nó có nhiều con số bí mật.
Vì vậy, rất có thể Bale sẽ bỏ túi nhiều hơn 15 triệu euro mỗi năm như thông báo của các phương tiện truyền thông, bởi theo logic về hệ thống phân cấp đang thay đổi ở Real Madrid, ngôi sao này đang tiếp cận, thậm chí vượt qua Ronaldo về mức độ ảnh hưởng.
Rõ ràng Real Madrid đang chịu nhiều sức ép khi tiến hành gia hạn hợp đồng với các cầu thủ. Dưới áp lực của lệnh cấm từ FIFA, họ phải kỷ mới với cả một lão tướng như Pepe. Nhưng ngay cả khi chưa đối mặt với rắc rối này, Los Blancos vẫn ngậm ngùi chi thêm tiền cho những trường hợp khác. Chẳng hạn, đội trưởng Sergio Ramos được tăng lương từ 7,5 lên 10 triệu euro sau khi Man Utd “tấn công”, còn thủ môn Keylor Navas cũng nhận lương mới khi gia hạn sau cuộc chuyển nhượng thất bại đến Man Utd.
Mùa giải trước, quỹ lương của Real Madrid là 230 triệu euro, chiếm 30% ngân sách CLB. Điều chắc chắn rằng còn số này sẽ tăng cao ở mùa giải hiện tại khi một loạt cầu thủ gia hạn hợp đồng và được điều chỉnh mức lương.
Real Madrid vừa vượt qua Barcelona và Man Utd để trở thành CLB có doanh thu cao nhất thế giới, đạt 620 triệu euro. Tuy nhiên, chi phí của họ cũng tỷ lệ thuận với mức tăng này. Người ta dự đoán rằng, chiến dịch gia hạn hợp đồng ồ ạt trong thời gian qua cũng như thực hiện với Ronaldo sắp tới có thể đẩy quỹ lương của đội bóng Hoàng gia lên gần mức bằng một nửa doanh thu. Đó là điều đáng lo ngại khi gặp phải rắc rối về quy tắc tài chính với FIFA.
Tình hình ở Barcelona cũng căng thẳng không kém, bởi theo thông báo hồi tháng 12 năm ngoái, quỹ lương của CLB đã chiếm tới 73% doanh thu. Thực tế cho thấy, thành công của đội bóng xứ Catalan đang phải trả giá giá rất đắt. Chẳng hạn, mức lương mà họ chi cho Messi lên tới 21 triệu euro chưa kể thưởng (khi đoạt cú ăn ba năm 2015 là 4 triệu euro), cho Neymar khi gia hạn là 15 triệu, tất cả đều chưa tính thuế (tại Tây Ban Nha là 52%).
Sự bùng nổ về lương này có thể giải thích cho lý do tại sao Barcelona hoặc để hụt, hoặc không mấy mặn mà trong việc theo đuổi những thương vụ "bom tấn" hồi mùa Hè vừa qua, chẳng hạn Paul Pogba hay John Stones.