Man City và PSG bị Chủ tịch La Liga cáo buộc gây nguy hiểm cho bóng đá
Man City và PSG đã bị bởi Chủ tịch La Liga, Javier Tebas chỉ trích không thương tiếc về tiêu tiền như rác trong những năm qua. Chia sẻ trên chương trình Totally Football Show, người đứng đầu cơ quan điều hành giải đấu số một Tây Ban Nha nhận định: “Các đội bóng có sự chống lưng của Nhà nước như Man City và PSG là đại diện cho mối nguy hại với bóng đá và chúng ta cần phải có sự kiểm soát tài chính mạnh mẽ để ngăn cản họ vượt qua các đối thủ bằng cách phá vỡ các giới hạn về tài chính.
Các CLB nhận được sự hỗ trợ tài chính của Nhà nước đang tạo ra một mối nguy hiểm chưa từng thấy cho bóng đá. Họ hoạt động ngoài vòng quy định và làm tăng nguy cơ lạm phát nghiêm trọng trên thị trường chuyển nhượng bởi “doping tài chính” của họ.
Các cơ quan quản lý bóng đá Châu Âu cần có những biện phải mạnh nhằm đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh ở các giải đấu. Điều này sẽ bao gồm sẽ bao gồm các biện pháp kiểm soát tài chính chặt chẽ hơn nhằm hạn chế các CLB có vốn Nhà nước như Man City hay PSG chi tiêu vượt trội so với các đối thủ. Hiện nay, các hình phạt của Luật công bằng tài chính chưa đủ tính răn đe với các đội bóng”.
Thực tế, cả Man City lẫn PSG đều từng phải nhận án phạt của UEFA do vi phạm Luật công bằng tài chính. Sau khi nhận được sự đầu tư của các ông chủ Trung Đông, cả Man City lẫn PSG đều xưng bá ở giải VĐQG nhờ sự hậu thuẫn cực lớn về tài chính.
Hiện nay, Man City thuộc sở hữu của Tập đoàn City Football, tổ chức có 87% cổ phần thuộc về Tập đoàn Abu Dhabi United. Trong khi đó, PSG đang nhận được sự hỗ trợ tài chính cực mạnh của Quỹ đầu tư thể thao Qatar (Qatar Sports Investment).
Chủ tịch Javier Tebas cũng khẳng định, các quy tắc tài chính của LĐBĐ Tây Ban Nha sẽ ngăn cản các nhà đầu tư vào La Liga tạo ra nợ xấu hoặc lạm phát trên thị trường chuyển nhượng, dù thực tế là Barca và Real Madrid vẫn chi tiêu vượt trội so với các đối thủ cùng giải VĐQG.
“Barcelona và Real Madrid chưa bao giờ nhận được sự hỗ trợ về tài chính của Nhà nước và luôn được điều hành một cách có trách nhiệm về tài chính. Những CLB lớn tồn tại ở khắp Châu Âu. Họ có thể gây ra sự biến dạng trong bóng đá, nếu không được kiểm soát tài chính chặt chẽ.
Đối với trường hợp của Tây Ban Nha, chúng tôi đã dành những năm qua để giảm mức nợ của các đội bóng xuống mức thấp nhất trong lịch sử và chúng tôi không muốn những đội bóng lớn nhất ở La Liga có nhiều tiền hơn, nếu các đội bóng khác không có tiền".