Vì sao FIFA vẫn giữ trận tranh hạng 3 World Cup?
Không vào được chung kết World Cup, trận tranh hạng 3 chắc chắn không được các đội bóng chú ý nhiều. Thật ngạc nhiên là FIFA vẫn giữ trận đấu này từ năm 1934 đến nay.
Bỉ và Anh đều thua ở vòng bán kết World Cup vừa qua trước Pháp và Croatia, thế nhưng, hai đội vẫn còn 1 trận đấu nữa trước khi rời nước Nga.
Highlight Croatia - Anh
Liệu cuộc tái ngộ này có hấp dẫn hơn 90 phút thủ tục ở vòng bảng hay không, thực tế thì trận đấu vẫn phải diễn ra để không tạo ra một khoảng trống lớn về thời gian giữa trận bán kết thứ hai và trận chung kết.
Bởi nếu không có trận tranh hạng 3, người hâm mộ sẽ có 3 ngày nghỉ giữa vòng bán kết và chung kết. Đó sẽ là khoảng thời gian không có trận đấu dài nhất tại một kì World Cup.
Hà Lan giành vị trí thứ 3 ở World Cup 2014
Điều đó giải thích tại sao kể từ năm 1934 đến nay, khi Đức thắng Áo 3-2, FIFA vẫn duy trì trận tranh hạng 3 tại World Cup.
Thực ra thì lịch sử cũng đã ghi nhận một số kết quả đáng chú ý. Chẳng hạn như Croatia năm 1998 và Thụy Điển năm 1994 đã ăn mừng như thể họ vô địch với tấm huy chương đồng.
Thụy Điển năm 1994
Và khi nhiều trận đấu có tỉ số cao, đây sẽ là cơ hội cho một số cầu thủ giành danh hiệu Chiếc giày vàng. Salvatore Schillaci (1990), Davor Suker (1998) và Thomas Muller (2010) đều ghi những bàn thắng cần thiết trong trận tranh hạng 3 để đoạt danh hiệu Vua phá lưới.
Hay HLV của đội tuyển Brazil, Luiz Felipe Scolari đã bị sa thải sau khi World Cup 2014 khép lại với họ bằng thất bại 0-3 trước Hà Lan.
Anh Bỉ sắp bước vào trận tranh hạng 3 tối mai sau khi chuốc những thất bại khó tiêu hóa ở bán kết
Nhưng nói gì thì nói, khi mọi sự chú ý dồn cả vào trận tranh Cúp vàng, còn bản thân những kẻ chiến bại ở bán kết cũng mệt mỏi buồn chán cả về thể xác lẫn tâm lý, việc "bày vẽ" trận tranh hạng 3 cần phải xem lại sự hiệu quả, nhất là khi mật độ thi đấu ngày càng dày và tới đây World Cup còn tăng lên 48 đội.
Kết quả những trận tranh hạng 3
1934: Đức 3-2 Áo (sân Giorgio Ascarelli, Naples)
1938: Thụy Điển 2-4 Brazil (Parc Lescure, Bordeaux)
1954: Áo 3-1 Uruguay (sân Hardturm, Zurich)
1958: Pháp 6-3 Đức (Ullevi, Gothenburg)
1962: Chile 1-0 Nam Tư (sân Nacional, Santiago)
1966: Bồ Đào Nha 2-1 Soviet Union (Wembley, London)
1970: Uruguay 0-1 Tây Đức (sân Azteca, Mexico City)
1974: Brazil 0-1 Ba Lan (Olympiastadion, Munich)
1978: Brazil 2-1 Italia (sân Monumental, Buenos Aires)
1982: Ba Lan 3-2 Pháp (sân Jose Rico Perez, Alicante)
1986: Bỉ 2-4 Pháp (sân Cuauhtemoc, Puebla)
1990: Italia 2-1 Anh (sân San Nicola, Bari)
1994: Thụy Điển 4-0 Bulgaria (Rose Bowl, Pasadena)
1998: Hà Lan 1-2 Croatia (Parc des Princes, Paris)
2002: Hàn Quốc 2-3 Thổ Nhĩ Kì (sân Daegu World Cup, Daegu)
2006: Germany 3-1 Bồ Đào Nha (Gottlieb-Daimler-Stadion, Stuttgart)
2010: Uruguay 2-3 Đức (sân Nelson Mandela Bay, Port Elizabeth)
2014: Brazil 0-3 Hà Lan (sân Nacional Mane Garrincha, Brasilia)
Video Bỉ thua Pháp 0-1 ở bán kết