Tại sao V.League 2019 cần VAR dù là “VAR nhà nghèo”?

thứ ba 16-4-2019 8:09:00 +07:00 0 bình luận
Dù chỉ là “VAR nhà nghèo” nhưng V.League 2019 vẫn rất cần VAR.

VAR nhà nghèo

“Ở Việt Nam, chúng ta áp dụng VAR như vậy có còn hơn không. Đó là tín hiệu tích cực vì có VAR sẽ đỡ áp lực cho trọng tài nhiều”, Trưởng ban Trọng tài VFF Dương Văn Hiền trước thông tin, Công nghệ VAR sẽ được áp dụng ở giai đoạn 2 của V.League 2019.

Theo ông Trần Anh Tú, Chủ tịch VPF, V.League 2019 sẽ áp dụng theo kiểu VAR nhà nghèo. Công nghệ VAR theo tiêu chuẩn của FIFA là 48 máy quay, truyền tín hiệu về trung tâm. Tuy nhiên, nếu áp dụng ở V.League, sẽ có 8 máy quay khắp sân.

VAR ở V.League chuyển từ mô hình trung tâm sang đơn lẻ. Theo đó, toàn bộ thiết bị VAR sẽ được lắp đặt trên một chiếc xe 16 chỗ. Chiếc xe VAR này có thể di chuyển từ sân này sang sân khác và chỉ làm đơn lẻ từng trận.

Về nhân sự, trong một phòng VAR thông thường sẽ có ít nhất hai trọng tài VAR và hai kỹ thuật viên. Nhưng với hình thức "con nhà nghèo", VAR ở V.League có thể chỉ có một kỹ thuật và một trọng tài. 

Mỗi xe VAR có trị giá 6 tỷ đồng. Trong khi đó, ở VCK World Cup 2018, mỗi trận đấu sử dụng VAR có chi phí khoảng 700.000 USD, tương đương hơn 16 tỷ đồng/trận.

Những tình huống nào sẽ được sử dụng VAR

-    Quyết định công nhận hay không công nhận bàn thắng

Nếu như cầu thủ của một trong hai đội bóng ghi bàn vào lưới đối phương mà trước đó, cầu thủ ghi bàn bị cho là đã phạm lỗi thì trọng tài chính sẽ yêu cầu VAR. Tương tự với trường hợp bóng lăn qua vạch vôi hay cầu thủ bị cho là bị việt vị.

Trọng tài Trần Trung Hiếu không theo kịp với diễn biến ở trận Hải Phòng - SHB Đà Nẵng.


- Quyết định thổi penalty

Nếu cầu thủ tấn công phạm lỗi hoặc bị phạm lỗi trong vòng cấm đối phương mà trọng tài chính gặp khó khăn trong việc nhận diện lỗi, VAR sẽ được cần đến. Nếu nhận thấy điểm phạm lỗi nằm trong khu vực cấm địa, trọng tài sẽ quyết định thổi phạt đền. Tương tự với việc hậu vệ để bóng chạm tay trong vòng cấm.

- Quyết định thẻ đỏ trực tiếp

Chỉ khi trọng tài chính cân nhắc có nên rút thẻ đỏ trực tiếp với một lỗi phức tạp, VAR sẽ được sử dụng. Các trường hợp thẻ vàng thứ hai trọng tài tự quyết định mà không thông qua VAR. Những tình huống nhạy cảm cần đến VAR để xử phạt thẻ đỏ trực tiếp bao gồm: Cầu thủ có hành vi xoạc bóng thô bạo, có hành vi cố ý ngăn cản bàn thắng, khạc nhổ, cắn, cấu... và các hành vi công kích đối thủ sử dụng ngôn ngữ hành vi.

- Nhận dạng nhầm lỗi

Trong trường hợp trọng tài chính đưa ra quyết định được nghi ngờ là sai lầm, nhầm lẫn thì VAR sẽ vào cuộc để trả lại sự công bằng cho trận đấu.

Nếu VAR áp dụng từ đầu V.League 2019…

…thì rất nhiều đội bóng đã không phải nhận những kết quả khá oan uổng.

Vòng 4 V.League 2019, phút 67, trước khi sút tung lưới Viettel, cầu thủ Wander Luiz của Bình Dương đã khống chế bóng bằng thân trên mà góc quay của truyền hình đã chỉ rõ, anh này đã để bóng chạm tay. Khi tình huống xảy ra, trọng tài Nguyễn Trọng Thư đứng cách khoảng gần 40 m, lại bị chắn tầm nhìn bởi một cầu thủ Viettel nên không có vị trí tốt và dĩ nhiên không cắt còi. Bàn thắng được công nhận. Nếu có VAR, chắc hẳn Viettel đã không bị thua oan uổng.

V.League 2019 rất cần VAR.

Hay như ở phút 50, sau khi Hữu Phúc phạm lỗi với Âu Văn Hoàn của SHB Đà Nẵng, cầu thủ của Hải Phòng bị phạt thẻ đỏ là Trịnh Văn Lợi. Rất may, sau thời gian khá lâu tham khảo ý kiến của các trợ lý, trọng tài Trần Trung Hiếu đã rút lại thẻ đỏ cho Hữu Phúc. 

Vòng 5, Bình Dương gặp TP HCM. Đó là tình huống bị thổi phạt penalty của TP HCM ở phút 79. Đội chủ sân Thống Nhất cho rằng, bóng không chạm tay Đỗ Văn Thuận ở vòng cấm. Và nếu có VAR, tình huống này sẽ rõ ràng hơn thay vì ấm ức nhận tình huống thổi phạt penalty.

Trước đó, phút 39 vòng 2, tiền đạo Walsh của HAGL thực hiện đường chuyền đưa bóng chạm tay Cao Văn Triền của Sài Gòn nhưng trong tài Ngọc Châu không cho đội chủ nhà hưởng quả penalty.

Hay như ở vòng 3, pha thực hiện đá phạt penalty của Paolo (Viettel) ở phút 89 bị thủ môn Văn Công đẩy ra. Đó là tình huống mà thủ thành của Hà Nội đã chủ động rời khỏi vạch vôi khung thành trước khi cầ thủ của Viettel thực hiện pha đá phạt.

Đó chỉ là những tình huống nổi cộm trong 5 vòng đấu đầu tiên và nếu có VAR, các đội bóng đã không còn phải ấm ức. 
 

Huy Kha
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm

CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

Cơ quan chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

79 Hàng Trống, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

Văn phòng giao dịch: 269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Điện thoại: 024.32669666

Email: info@vietcontent.com.vn

VPĐD tại TP. Hồ Chí Minh Số 16A, đường Lê Hồng Phong, P.12, Q.10, TP.HCM

Điện thoại: 028 6651 2019

GP số: 230/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 10/05/2016.

Người chịu trách nhiệm nội dung: Bà Bùi Thu Hường

Thỏa thuận chia sẻ nội dung. Chính sách bảo mật

Báo giá quảng cáo: tải tại đây

Liên hệ quảng cáo, truyền thông, hợp tác kinh doanh: 0912 075 444

Email: kinhdoanh@sport24h.com.vn

269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội