Hoàng đế Pháp Napoleon có giỏi billiards?
Theo ghi chép đầu tiên về một bàn billiards, nó được tìm thấy trong một danh mục tài sản cuối thế kỷ XV của vua Louis XI của Pháp. Trong thời kỳ Napoleon, billiards trở nên phổ biến trong tất cả các tầng lớp cư dân trong nước Pháp. Trong quyển sách “Napoleon in America”, những người Pháp vẫn chơi billiards ngay cả khi họ sắp bị hành quyết. “Ở hầu hết các nhà trên mọi con phố, người ta đều chơi billiards”, một du khách nặc danh tại Paris đã quan sát vào năm 1816.
Một du khách khác bình luận: "Ở nông thôn, bàn billiards là đồ vật thường gặp trong phòng của mọi người trong khi ở Anh, nó được dành riêng cho thư viện. Chúng tôi biết một ngôi làng cách Paris khoảng 20km, chứa 6 gia đình với thu nhập trung bình mỗi năm khoảng 4000 bảng Anh (tương đương 120 triệu VNĐ); và khoảng 850 người dân khác.
Trong tất cả những nhà giàu, số sách cộng lại cũng chưa tới 2000 quyển, nhưng mỗi căn nhà đều có một bàn billiards; ngoài ra còn có 5 bàn billiards công cộng khác tại ngôi làng, để giúp cho người dân không có điều kiện có thể giải trí. Khi càng ra xa Paris, tỷ lệ số sách sẽ giảm nhanh hơn nhiều so với bàn billiards. Tuy nhiên, ở ngôi làng được nhắc đến, có một bàn billiards so sánh với khoảng 182 quyển sách. Chúng tôi lo rằng trung bình toàn nước Pháp sẽ là một bàn billiards tương ứng 100 quyển sách".
Thư ký riêng của Napoleon - Baron de Méneval, cho biết về một trò chơi billiards mà Napoleon chơi với General Lannes khi Napoleon còn là Thủ tướng Pháp: "Vào ngày nọ, Napoleon đã yêu cầu đưa một số con ngựa Ả Rập mà ông đã nhận được vào sân trong của lâu đài La Malmaison. Lannes đã đề nghị Napoleon chơi một trận billiards với ông ta để giành một con ngựa và Napoleon đã đồng ý. Vì Napoleon muốn thua nên Lannes đã dễ dàng giành chiến thắng, và không đợi sự cho phép của Napoleon, ông ta chạy đến xem xét từng con ngựa một, chọn con đẹp nhất, và nói: "Tạm biệt Bonaparte, tôi sẽ không ăn cơm ở đây. Tôi phải đi, vì nếu ở lại, ông có thể lấy lại con ngựa của mình mất"”.
Tuy Méneval đã nói rằng Napoleon cố tình thất bại, nhưng ông vẫn có thể đã chiến thắng ngay cả khi ông cố gắng. Còn theo Sophie Durand, phụ tá người vợ thứ hai của Napoleon là Marie Louise: "Napoleon chơi billiards rất tệ, không hề tập trung, chỉ đi lại xung quanh trong suốt trận đấu. Ông chọn thời gian đó để thể hiện sự tức giận của mình, hoặc khi có điều gì phàn nàn thì lại la mắng".
Josephine - người vợ đầu tiên của Napoleon cũng thích chơi billiards, theo lời của Constant, người hầu của Napoleon: "Bà ấy thường chơi billiards đến khuya. Có một lần, khi bảo mọi người lui nhưng bà ấy vẫn chưa buồn ngủ, bà ấy đã hỏi tôi biết chơi billiards không, tôi đã trả lời rằng có, sau đó bà ấy rủ tôi chơi cùng và sau đó tôi thường chơi cùng với bà ấy. Mặc dù tôi có chút kỹ năng nhưng tôi luôn để cho bà ấy thắng, điều đó khiến bà ấy rất vui".
Khi đi hành hương tại Elba vào các năm 1814-1815, Napoleon đôi khi chơi billiards tại nhà mẹ ông. Trong lần hành hương cuối cùng của Napoleon ở St. Helena, nước Anh đã gửi một chiếc bàn billiards lớn làm bằng gỗ đen từ London để ông sử dụng. Nó được lắp đặt tại nhà của ông vào tháng 7/1816. Napoleon đã sử dụng nó lần đầu vào 24/7/1816 nhưng có vẻ ông đã không sử dụng nó thường xuyên. Một trong những người bạn của ông, Count de Las Cases đã viết vào ngày 3/9/1816: "Napoleon đi dạo trên sân cỏ nhưng gió rất mạnh, ông quay lại vào nhà và chơi billiards - một điều ông ấy rất hiếm khi làm".
Vào tháng 2 năm 1817, Napoleon đã dạy Betsy Balcombe, con gái của một giám đốc điều hành của Công ty East India tại St. Helena, chơi trò chơi đó: "Napoleon và tướng của ông đã chơi billiards rất nhiều. Tôi được học trò này từ ông ấy; mỗi khi chán học, tôi đã chuyển sang giải trí bằng cách nhắm bóng, đánh trúng nó và khiến ông ấy phải òa khóc. Một ngày nọ, Sir Hudson chỉ định cho chúng tôi thăm Đại tá Bertrand nhưng sự lo lắng của tôi để được gặp Napoleon đã khiến tôi phá luật và hậu quả của sự thiếu thận trọng của tôi đã gây ra hậu quả nghiêm trọng, vì cha tôi gần như đã mất chức vụ đang nắm giữ trong chính phủ.
Tôi đã tình cờ thấy Napoleon trong phòng billiards, và vì không thể kiềm lại việc muốn chơi billiards với ông, tôi đã phóng đi mặc cho mọi người ngăn cản, để lại cha tôi hoang mang về những hậu quả có thể xảy ra. Tôi đã bị bắt đọc một quyển sách của bác sĩ Warden vừa mới được xuất bản. Nó viết bằng tiếng Anh và tôi bị bắt phải đọc nhiều chương, sau đó giải thích nó sao cho dễ hiểu với trình độ tiếng Pháp không tốt của tôi. Napoleon lại rất hài lòng với quyển sách của bác sĩ Warden và nói rằng “ông ấy đã làm rất tốt công việc của mình”. Tôi đã đọc hết nó cho ông ấy nghe khi chúng tôi ở cùng với Madame Bertrand".
Sau đó, Napoleon dường như đã mất hứng thú với billiards. Người hầu của ông tại St. Helena, Louis-Joseph Marchand đã nói: "Nhà vua không còn chơi billiards, nhưng khi đi dạo ông thường giải trí bằng cách lăn bóng". Napoleon đã sử dụng một trong những cây gậy đánh billiards màu hồng của mình khi giám sát công việc trong vườn, nó được dùng để vừa làm gậy và làm công cụ đo đạc. Khi viết lại nhật ký của mình, ông sẽ sắp xếp các bản đồ lên bàn billiards. Cuối cùng, Napoleon đã tặng bàn billiards cho các người hầu của ông, sau khi nhận ra họ thích chơi trò này khi ông không có trong nhà.
Mặc dù Napoleon không quá quan tâm đến billiards, nhưng ông vẫn xứng đáng được ghi nhận vì giúp phổ biến môn thể thao này ở Pháp. Khoảng 30 năm sau ngày mất của Napoleon, nhà văn người Anh Angus Reach đã viết: "Tại ngôi làng này ở Pháp... dù nó u ám đến đâu, tôi vẫn sẽ thấy một quán cà phê và một bàn billiards. Thực ra, điều này thường xuyên xuất hiện ở Pháp, trừ những nơi quá tồi tàn ,chỉ có những ngôi nhà lộn xộn và không ổn định, thì khó có thể đi qua một ngôi làng nào mà không thấy những gậy đánh billiards và các quả bi nhảy múa trong ngôi nhà được sơn tươi sáng.
Có thể không mua được những vật dụng thông thường mà một du khách cần, nhưng chúng tôi luôn có thể chơi billiards. Tôi đã thường xuyên tìm thấy phòng billiards ở những ngôi làng nhỏ bé, chỉ cư trú bởi những người thuộc tầng lớp nông dân của Anh. Tại đây, chúng tôi liên kết trò chơi này với những thành phố lớn và có lẽ là với lối sống buông thả hơn của những thành phố lớn. Nhưng ở đây, ngay cả với dân đã hoàn toàn là gốc nông thôn, trò chơi này dường như là một nhu cầu của cuộc sống. Và đáng ngạc nhiên là ở đây, có rất ít các bàn billiards lòe loẹt như những gì ta thường thấy ở nhiều nơi khác.
Những quán cà phê ở Palais Royal hay trên những đại lộ thời trang không có bất kỳ món đồ nào có kích thước, khối lượng lớn hơn hoặc được chạm khắc hoa văn tinh xảo hơn nhiều so với những nơi mà tôi đã gặp ở các nơi khó có thể được phân loại là ngôi làng. Tôi đã ngạc nhiên nhận ra rằng bàn billiards tốn tiền ít nhất bằng giá của một căn nhà; món đồ này dường như là không thể thiếu và nó được sử dụng cả ngày.
Một danh sách chính xác về số lượng bàn billiards ở Pháp có thể cung cấp một số thống kê nổi bật liên quan đến phong tục tập quán và cuộc sống vui vẻ của người dân nơi đây. Điều đó là dấu hiệu kỳ lạ về thói quen của người dân, nếu bàn billiards tìm thấy nhiều hơn gấp 5 lần so với số lượng bàn ủi; và tôi tin rằng đó là kết quả của một cuộc điều tra công tâm.
Khó có thể được thấy những người lao động của thế giới được thoát ra khỏi công việc của họ, và tận hưởng cuộc sống của mình; và người Anh luôn nghĩ rằng có điều gì đó mỉa mai khi hai người đàn ông to lớn, ngồi trong ánh nắng chói chang suốt cả ngày, cãi vã vì một bộ bài đầy dầu mỡ, hoặc chơi xúc xắc trên những chiếc bàn cờ nhỏ. Tôi từng nhận xét điều này với một cụ ông người Pháp.
"Đúng vậy - quá đúng," ông ta trả lời; "đó là do Bonaparte đã gây ra. Ông ta đã làm - có biết bao thanh niên nông thôn của nước Pháp - vào quân đội. Khi họ trở về - những người đã sống sót, họ có khẩu vị của người lính bảo vệ và thói quen ở khu quân sự; và những khẩu vị và thói quen đó đã đưa đến tình hình như hiện nay, gần như không thể đi đến một xã nào, thậm chí ở nông thôn Pháp, mà không nghe thấy tiếng bóng billiards".