Bản quyền hình ảnh giúp cầu thủ... trốn thuế
Dĩ nhiên, khoản tiền trên chỉ tương đương một tuần lương của nhiều cầu thủ đang khoác áo Chelsea, Man City, Man Utd hay Arsenal và thay vì họ có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đóng thuế cho Cục thuế Anh, họ đẩy trách nhiệm này cho các CLB hoặc công ty đại diện. Theo Philip Gershuny, một chuyên gia về thuế, cho biết: "Nếu bản quyền hình ảnh của Wayne Rooney thuộc sở hữu của một công ty, anh ta có thể tiết kiệm được hàng triệu bảng tiền thuế. Đây là con số tổng trong cả thời hạn của một hợp đồng nếu như anh ta biết cách tận dụng những kẽ hở của luật pháp, cho phép anh ta chỉ phải trả 28% tiền thuế bản quyền hình ảnh thay vì là 50% cho những người có thu nhập cao”.
Trong trường hợp này, thật khó để Cục thuế Anh biết được giá trị của hợp đồng bản quyền hình ảnh giữa cầu thủ với công ty và CLB. Như thế, họ cũng không biết được cầu thủ đã trốn thuế bao nhiêu tiền bởi giá trị của bản hợp đồng bản quyền hình ảnh của mỗi cầu thủ là không giống nhau. Trừ một điểm chung là nếu hợp đồng trên 150.000 bảng/năm, họ luôn phải đóng thuế 50%.
Chẳng hạn như năm 2006, một phần trong trong các cuộc đàm phán giữa David Beckham và Real Madrid có liên quan đến bản quyền hình ảnh của tiền vệ người Anh. Beckham muốn nhận 100% doanh thu từ bản quyền hình ảnh của mình, thay vì chia tỷ lệ 50-50. Phía Real Madrid sau đó đã từ chối và bất đồng giữa hai bên đã đưa Beckham rời Bernabeu. Về sau, cựu cầu thủ của Man Utd được cho là đã kí hợp đồng 5 năm trị giá 128 triệu bảng với Los Angeles Galaxy, trong đó đội bóng ở giải Nhà nghề Mỹ (MLS) được quyền kiểm soát toàn bộ bản quyền hình ảnh của anh. Tuy nhiên, trong hợp đồng thi đấu của Beckham, họ chỉ ghi 20% giá trị của con số trên và 80% còn lại được tính vào doanh thu của LA Galaxy. Tính ra, Beckham đã trốn thuế được một khoản rất lớn.
Hay trước đây, David Platt và Dennis Bergkamp đi tiên phong trong việc sử dụng hình ảnh như là công cụ trốn thuế, nếu không muốn nói họ đã tạo “tiền lệ xấu” cho các cầu thủ sau này.