Chiến thuật "câu giờ" thay người ở phút bù giờ của trận đấu sẽ không còn đất diễn?
Hiệp hội bóng đá quốc tế (IFAB) đang tìm cách hạn chế tối đa "chiến thuật câu giờ" trong các trận đấu, và trong số đó có 2 ý tưởng đang chú ý.
Một trong những ý tưởng đang được IFAB thảo luận là cấm tiệt việc thay người trong thời gian bù giờ của trận đấu. Vì thực tế hầu hết các HLV quyết định có sự thay đổi trong thời gian này với mục đích kéo dài thời gian "chết" trên sân và chờ tiếng còi kết thúc vang lên.
Tỷ lệ các HLV thay người trong thời gian bù giờ trận đấu tại Ngoại hạng Anh đã tăng, từ 21,3% mùa 2011/12 lên 24,3% kể từ mùa 2017/18.
Theo BBC, một đề xuất khác được đưa ra là buộc cầu thủ phải rời sân theo đường biên gần nhất. Hiện tại, các cầu thủ được rút ra sân thường đi từ trong sân hướng ra khu vực kỹ thuật của đội bóng và "ăn gian" khá nhiều thời gian ít ỏi còn lại của trận đấu nếu đội anh ta đang có mục đích câu giờ.
Thời gian "chết" của trận đấu vì cầu thủ nằm sân, trọng tài điều chỉnh hàng rào, bóng ra đường biên, thay người... trong vốn bóng đá quá quen thuộc với NHM, nhưng nó xuống đến mức thấp kỷ lục trong trận đấu giữa Cardiff City và Burnley vài tuần trước.
Các pha ném biên của đội trưởng Cardiff, Sean Morrison làm lãng phí khá nhiều thời gian của trận đấu
Theo thống kê, trung bình thời gian bóng trong cuộc tại Ngoại hạng Anh mùa này là 55 phút 9 giây, và ở trận đấu giữa Cardiff City gặp Burnley, hai đội làm người xem phát ngán với quá nhiều tình huống làm vỡ vụn trận đấu khiến thời gian bóng trong cuộc chỉ còn 42 phút 2 giây. Trong đó 48 phút lãng phí của trận đấu, có tới 8 phút dành cho 20 pha ném biên với các "thủ tục" như lau bóng, lấy đà... của Sean Morrison bên phía Cardiff.
Lần gần nhất một trận đấu tại giải đấu cao nhất nước Anh có thời gian bóng sống ít như vậy diễn ra vào tháng 12/2013, giữa Stoke City và Aston Villa với 40 phút 50 giây.