Muốn khỏe mạnh, hãy học cách hít thở của Ronaldo!
Trong giới "quần đùi, áo số", Cristiano Ronaldo nổi tiếng với nền tảng thể lực sung mãn. Bên cạnh việc tập luyện chăm chỉ, những thủ thuật trong việc điều tiết nhịp thở là bí kíp giúp cho CR7 luôn giữ được sự ổn định trong suốt trận đấu.
1. Gập người
Trong một trận bóng đá, hình ảnh những cầu thủ bụng phệ cố gắng cúi gập người để thở có thể khiến cho nhiều người phì cười. Tuy nhiên, trên thực tế, đó là một hành động rất khoa học và hiệu quả nếu bạn muốn ổn định lại nhịp thở của mình.
Các nhà khoa học đến từ trường Đại học Western Washington từng làm một thí nghiệm nhỏ để tìm ra cách hiệu quả nhất trong việc giảm nhịp tim cho VĐV trong thời gian nghỉ giữa hai hiệp đấu.
Trong thời gian nghỉ giữa hiệp của một trận bóng đá, các nhà khoa học chia các cầu thủ ra thành 2 nhóm. Ở nhóm 1, các cầu thủ sẽ đứng thẳng và đưa hai tay ra phía sau đầu. Trong khi đó, những người ở nhóm 2 sẽ gập người, chống tay vào đầu gối.
Kết quả cho thấy, nhịp tim của những người ở nhóm 2 đập chậm hơn các cầu thủ ở nhóm 1 khoảng 22 nhịp/phút. Đáng chú ý, đây là phương pháp quen thuộc và “ông Vua bóng rổ” Michael Jordan vẫn thường áp dụng khi còn thi đấu.
2. Hãy để phổi hoạt động liên tục
Giáo sư Alison McConnell là người sáng lập ra Breathe Strong Training, một chường trình nhằm cải thiện hệ thống hô hấp trong cơ thế người.
Theo đó, bà McConnell đã cho các VĐV sử dụng các thiết bị trợ khí, nhằm duy trì đều đặn nhịp thở đồng thời khiến họ có cảm giác như đang thực hiện các động tác bicep curls trong phòng gym.
Kết quả cho thấy, việc hít vào, sau đó thở ra trong vòng 3-4 giây sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể phong độ trong khi thi đấu hoặc tập luyện.
“Bạn cần tập 2 lần/ ngày, mỗi lần gồm 30 động tác hít thở để điều hòa hệ thống hô hấp trong cơ thể bạn:, bà Connell cho biết. “Kết quả của một công trình nghiên cứu cho thấy, thành tích của một cua-rơ có thể tăng thêm 5% nếu như họ rèn luyện nhịp thở 5 phút/ngày, kéo dài liên tiếp trong 4 tuần.
3. Thở bằng mũi
Nếu bạn muốn giỏi ở một công việc nào đó, bạn cần phải thông thạo kỹ năng liên quan đến chúng. Việc hít thở cũng không phải là ngoại lệ.
“Hít thở bằng mũi sẽ làm tăng độ bão hòa CO2 trong máu, đồng thời làm giảm tốc độ thở của bạn”, Giáo sư Roy Sugarman, người phụ trách mảng Thần kinh học của EXOS, một Tập đoàn chuyên tư vấn các thiết bị và phương pháp tập luyện cho các VĐV, cho biết.
Bên cạnh đó, theo Giáo sư chuyên khoa Răng-Hàm-Mặt Yosh Jefferson, mọi người không nên thở bằng miệng khi tập thể thao bởi “điều này sẽ làm cho amidan của bạn bị rát, thậm chí còn gây tắc nghẽn khí quản”.