Mỹ có mục đích gì khi thực hiện chiến dịch chống tham nhũng ở FIFA?
Trong một bài bình luận, Tân Hoa xã đã cho rằng hành động của Mỹ đối với vụ việc liên quan đến FIFA thể hiện sự kiêu căng của Washington như là “cảnh sát toàn cầu” và “tạo ra tiền lệ xấu trong quan hệ quốc tế”.
Tân Hoa Xã cho rằng “Mặc dù cơn bão chống tiêu cực có thể giúp cho cơ quan quản lý bóng đá quốc tế đẩy nhanh quá trình cải tổ, nhưng nó giống với một kế hoạch được lập sẵn để đạt một số mục tiêu địa chính trị”.
Cũng đồng quan điểm với một số quan ngại tương tự từ phía truyền thông Nga và Nam Mỹ, Tân Hoa xã đã đặt câu hỏi đối với thời điểm mà chiến dịch do Mỹ dẫn đầu “tiến hành vào thời điểm khi Blatter vừa giành được quyền giữ ngôi vị cao nhất FIFA nhiệm kỳ thứ 5 và Nga đang hướng tới World Cup FIFA 2018”.
Tân Hoa xã cũng đề cập đến một bài báo ở Tạp chí Tài chính (Financial Times) cho rằng Mỹ sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ chiến dịch này và trích lời một quan chức Liên đoàn bóng đá Brazil (CBF) nói rằng “sự can thiệp của Washington vào công việc của FIFA đã biến cơ quan quyền lực bóng đá thế giới thành vũ đài cho các cuộc chiến giành quyền lực chính trị, điểm khởi đầu cho một cuộc Chiến tranh lạnh mới”.
Tân Hoa xã cũng trích lời Igor Trunov, phó chủ tịch Liên đoàn Luật sư Nga, nói rằng “Mỹ đặt hệ thống pháp luật của nước này lên trên cả luật pháp quốc tế khi đã bắt các quan chức của một tổ chức quốc tế”.
Hãng thông tấn Trung Quốc cũng trích lời Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng động thái trên là minh chứng cho việc Mỹ muốn mở rộng phạm vi thẩm quyền ra lãnh thổ nước ngoài.
Theo Tân Hoa xã: “Mỹ luôn can thiệp vào công việc của các tổ chức quốc tế và quốc gia khác, để buộc các bên này làm theo ý nguyện của Mỹ và phục vụ mục đích chính trị của quốc gia này ”
Mặc dù không ủng hộ hành động của Mỹ, Tân Hoa xã thừa nhận “Với sự không minh bạch về tài chính, và trong quản lý ở FIFA, tham nhũng trong tổ chức, các giải đấu và cuộc thi đấu quốc tế tồn tại là điều đương nhiên”.
Hãng thông tấn này cũng cho rằng cần có các biện pháp tích cực để ngăn ngừa tham nhũng trong bóng đá, nhưng “không được làm hoen ố Tinh thần thể thao. Và thể thao không thể trở thành một công cụ trong cuộc chơi chính trị”.
Bộ tư pháp Mỹ đã tuyên bố cuộc điều tra của họ không liên quan đến Nga và liên quan đến các tổ chức tội phạm đã xâm nhập lãnh thổ Hoa Kỳ và sử dụng các công cụ như Ngân hàng Liên bang.
Rõ ràng FIFA đã không thể tự mình loại trừ tiêu cực một cách hiệu quả và không thể áp dụng các biện pháp kỷ luật đạt tác dụng đối với người vi phạm và ngăn ngừa tham nhũng. Vì thế khó có thể ngạc nhiên khi người Mỹ can thiệp vào.
Tuy nhiên, không có nhiều sự chỉ trích đối với các biện pháp của Hoa Kỳ trên báo chí phương tây (ngoài Mỹ), đặc biệt đặt trong bối cảnh những phản ứng có thể xảy ra trên truyền thông Mỹ nếu một quốc gia khác buộc tội và yêu cầu dẫn độ các quan chức cấp cao của một giải đấu thể thao có tầm quan trọng ở Mỹ.
Tân Hoa xã cho rằng FBI và tòa án Mỹ trên thực tế là công cụ rất không phù hợp để chống tham những trong bất kỳ tổ chức quốc tế nào do một loạt các đặc tính của hệ thống xét xử tội phạm ở Mỹ.
Việc cơ quan điều tra của Mỹ không công bố, mặc dù đã xử công ty thể thao đa quốc gia Mỹ hoặc tên của bất kỳ nhân viên nào của công ty này trong cuộc khủng hoảng tham nhũng bóng đá (dù cho có sự thừa nhận chung là Nike) cũng làm giảm nhiều lòng tin của quốc tế vào cuộc điều tra, và như Blatter đã hỏi khi được tái cử, ai thực sự nghĩ rằng chúng ta sẽ ở vào vị trí của chúng ta ngày hôm nay nếu các quốc gia khác được lựa chọn đăng cai World Cup 2018 và 2022.
Dịch từ bài viết của Mark Baber (insideworldfootball.com)