Ống suy ngẫm: Post có ý thức

thứ sáu 17-7-2015 15:46:07 +07:00 0 bình luận
Nhờ Facebook, chúng ta chỉ ngồi một chỗ thông qua màn hình có thể tương tác với thế giới xung quanh, tìm

Nhờ Facebook, chúng ta chỉ ngồi một chỗ thông qua màn hình có thể tương tác với thế giới xung quanh, tìm lại bạn cũ lâu năm mất liên lạc hay thậm chí có thể kiếm tiền bằng nút được Mark Zuckerberg đặt là Like (thích).

Mạng xã hội giúp mỗi cá nhân có thể trở thành trung tâm trong thế giới của riêng người đó. Mỗi một ý tưởng bật ra, không cần biết nó ngớ ngẩn ra sao, sẽ được chia sẻ với thế giới chỉ trong vài giây. Facebook đưa chúng ta gần nhau hàng ngày, hàng giờ, thậm chí mỗi phút kể cả thời điểm làm… vệ sinh cá nhân.
Facebook cũng là kênh tuyệt vời cho các phóng viên thời đại công nghệ. Chỉ cần ngồi tại tòa soạn, chịu khó cập nhật “New feed” ở các tài khoản khác, một phóng viên có thể ra một sản phẩm có lượng view cao với cái tít đại loại: “Hot girl XYZ vẫn mút kem ngon lành bất chấp scandal” (?!)

Nhưng cái gì cũng có mặt trái của nó, Facebook cũng vậy. Năm 2014 được gọi là năm bùng nổ của từ “selfie” – được người Việt gọi là “tự sướng”. Ăn kem cũng “tự sướng”; ăn chè cũng “tự sướng”; tệ hơn và đáng báo động hơn khi có người “tự sướng” cả trong đám ma người thân hay tìm mọi góc quay đẹp nhất của một vụ va chạm, đánh ghen ngoài đường để đăng lên mạng thay vì tìm cách can thiệp. Facebook gây nghiện, và những biểu hiện của cơn nghiện gây ra sự khó chịu và phản cảm.

Dù vậy, hội chứng đi đâu, làm gì cũng “tự sướng” không tác động tiêu cực đến chủ tài khoản đó. Trong khi những người của công chúng, trong đó có giới cầu thủ bóng đá là một phần, phải rất cẩn trọng trong từng trạng thái đăng lên. Họ là một sản phẩm đối với thị trường. Đội bóng họ đại diện là một thương hiệu và vì vậy các cầu thủ trở thành một phần của thương hiệu đó, phải chịu trách nhiệm gìn giữ thương hiệu. Người của công chúng cũng là con người, và rất dễ có hành động hay phát ngôn bộc phát thiếu suy nghĩ song hệ quả của nó lại không như “người thường”.

Một cú trượt chân trên mạng xã hội không chỉ đẩy các cầu thủ đối mặt với rủi ro tổn thất tài chính, như bị phạt tiền hay mất hợp đồng tài trợ còn dễ bị tác động về tâm lý, dễ bị xao lãng và tệ nhất gặp vấn đề sức khỏe tâm lý nghiêm trọng khi phải chứng kiến những “anh hùng bàn phím”, “các chuyên gia ngồi ghế đi văng” trực tiếp bình phẩm, bàn luận, chỉ trích gay gắt, chửi bới nặng nề.

Facebook là một công cụ tuyệt vời cho người dùng nói chung và giới cầu thủ cầu thủ nói riêng, nhưng nếu không post (đưa lên) có ý thức nó lại có tác dụng ngược với hệ quả rất khó lường.

Q. Nguyên 

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm

CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

Cơ quan chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

79 Hàng Trống, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

Văn phòng giao dịch: 269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Điện thoại: 024.32669666

Email: info@vietcontent.com.vn

VPĐD tại TP. Hồ Chí Minh Số 16A, đường Lê Hồng Phong, P.12, Q.10, TP.HCM

Điện thoại: 028 6651 2019

GP số: 230/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 10/05/2016.

Người chịu trách nhiệm nội dung: Bà Bùi Thu Hường

Thỏa thuận chia sẻ nội dung. Chính sách bảo mật

Báo giá quảng cáo: tải tại đây

Liên hệ quảng cáo, truyền thông, hợp tác kinh doanh: 0912 075 444

Email: kinhdoanh@sport24h.com.vn

269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội