Cafe 24h: Chất gây nghiện, cấm hay cần?

thứ sáu 25-3-2016 2:29:56 +07:00 0 bình luận
Người ta nói có một dạo, cầu thủ nhiều tiền quá, hợp đồng tiền tỷ “rơi vào đầu” nên bỗng dưng thành tỷ phú, vướng vào mặt trái của đồng tiền kiếm được quá dễ từ bóng đá chuyên nghiệp nên dễ dàng sa vào những “thú vui tao nhã”, tệ nạn xã hội rồi đánh mất mình.

Đầu tiên phải nói chuyện V.League tuyên bố cấm chất gây nghiện đã, điều này thì “đúng như ban ngày” rồi. Chẳng phải đá bóng, chẳng phải cầu thủ thì cũng nên xa rời mấy thứ gây nghiện. Bổ béo chẳng thấy đâu, nhẹ thì phiền hà, nặng thì tốn tiền khuynh gia bại sản rồi túng thiếu làm liều. Bản thân cái nghiện nó không có xấu, xấu là chỗ hệ quả của nó mà thôi.

Xưa, cụ Tú Xương có mấy câu rất tếu về chuyện “nghiện”. “Một rượu, một trà, một đàn bà/ Ba thứ lăng nhăng nó quấy ta/ Bỏ được thứ nào hay thứ đó/ Có chăng chừa rượu với chừa trà”.

Bóng đá là môi trường nhiều đàn ông, tất nhiên trừ bóng đá nữ, bia rượu, thuốc và cờ bạc không phải là quá lạ. Đến Tây còn có cầu thủ nghiện rượu chứ nói gì đến Việt Nam.

Nhưng ở Việt Nam thì câu chuyện nghiện ngập nó khác, cũng có không ít vụ mà báo chí nhắc rồi: Mấy vụ cầu thủ thuê nhà nghỉ lắc tưng bừng, vụ Monila chết vì sốc thuốc, rồi có năm ở Nghệ An, nhiều tài năng bóng đá trẻ “bỗng nhiên” phát hiện có “hàng trắng” trong phòng một cựu tuyển thủ bị bắt gặp giữa đường trong trạng thái “lên đồng” để rồi khi những người có trách nhiệm ở CLB khẳng định rằng “do say rượu” thì chính ông Calisto khẳng định “chỉ trẻ con mới tin là say rượu”.

Người ta nói có một dạo, cầu thủ nhiều tiền quá, hợp đồng tiền tỷ “rơi vào đầu” nên bỗng dưng thành tỷ phú, vướng vào mặt trái của đồng tiền kiếm được quá dễ từ bóng đá chuyên nghiệp nên dễ dàng sa vào những “thú vui tao nhã”, tệ nạn xã hội rồi đánh mất mình.

Tất nhiên, cũng có những cầu thủ biết cách giữ mình nhưng quá nhiều “tấm gương tày liếp” với môi trường bóng đá chuyên nghiệp kiểu Việt Nam. Thế nên, việc phòng và chống là điều không thể không làm.

Theo VPF và BTC V.League, Bệnh viện thể thao Việt Nam và Viện khoa học hình sự thuộc Bộ Công an sẽ tiến hành kiểm tra y tế, doping nhằm phòng chống việc sử dụng chất gây nghiện đối với các cầu thủ. Mỗi trận đấu sẽ có 4 cầu thủ của 2 đội được chọn ngẫu nhiên để xét nghiệm nước tiểu. Nếu mẫu nước tiểu xét nghiệm bị dương tính thì cầu thủ sẽ nhận án phạt từ BTC giải.

Nó không chỉ là một hành động mà còn là một lời tuyên bố.

Nhưng V.League lại đang cần chất gây nghiện. Có vẻ như là nghịch lý khi lệnh “tuyên chiến” vừa phát ra.

Thực tế, có một số thứ nghiện cũng tốt. Chẳng hạn nghiện… xem bóng đá. Đã có thời bóng đá Việt chính thức gây nghiện cho người xem mà hình ảnh dòng người chen chúc mua vé trong bộ phim “Phút 89” của những năm 80 thế kỷ trước, hay dòng người chen chúc mua vé U.19 đã cho thấy bóng đá Việt hoàn toàn có thể gây…nghiện.

Vấn đề là của VFF, VPF làm sao biến sân bóng không chỉ là nơi đến xem bóng đá rồi về, mỗi trận đấu là một sản phẩm chất lượng thực thụ có khả năng gây nghiện. Nó khó nhưng cần phải làm, khi chính chúng ta đang lãng phí những khoản tiền lớn để mua bản quyền bóng đá ngoại chỉ để thỏa mãn cơn nghiền của NHM Việt.

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm

CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

Cơ quan chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

79 Hàng Trống, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

Văn phòng giao dịch: 269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Điện thoại: 024.32669666

Email: info@vietcontent.com.vn

VPĐD tại TP. Hồ Chí Minh Số 16A, đường Lê Hồng Phong, P.12, Q.10, TP.HCM

Điện thoại: 028 6651 2019

GP số: 230/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 10/05/2016.

Người chịu trách nhiệm nội dung: Bà Bùi Thu Hường

Thỏa thuận chia sẻ nội dung. Chính sách bảo mật

Báo giá quảng cáo: tải tại đây

Liên hệ quảng cáo, truyền thông, hợp tác kinh doanh: 0912 075 444

Email: kinhdoanh@sport24h.com.vn

269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội