Xuân Trường: Khi tố chất thủ lĩnh thiên bẩm là không đủ
Thủ lĩnh từ thuở bé
“Chỉ cần nghe Xuân Trường hô khẩu lệnh vào lớp là những các bạn cùng lớp của Trường dù đang chơi cũng phải chạy vào, ngồi ngay ngắn một chỗ, tay khoanh lên bàn chờ cô giáo đến. Học cùng lớp với Xuân Trường có một cậu bạn rất ngỗ ngược, thường xuyên bắt nạt bạn bè, đặc biệt cậu bạn hay bắt những người bạn nhỏ tuổi hơn phải nội đủ 1000 đồng nếu không sẽ “đánh”. Tuy nhiên khi được Trường gặp và nói chuyện. Thật kì lạ, cậu bạn này đã xin lỗi trước lớp và hứa không bắt nạt bạn bè nữa”.
Đó không phải câu chuyện do những fan hâm mộ tưởng tượng ra để “thần thánh hoá” Xuân Trường, mà là hồi tưởng của thầy cô giáo trường tiểu học Ỷ La khi nhắc về cậu học trò giờ đã là người nổi tiếng. Hai năm sau khi gia nhập đội nhi đồng Tuyên Quang, Xuân Trường là “em út” nhưng vẫn được giữ băng đội trưởng.
Nhắc lại câu chuyện cũ để quá khứ để thấy rằng, tố chất thủ lĩnh đã tồn tại từ khi Xuân Trường còn là một cậu bé. Đó là một thủ lĩnh được xây dựng từ sự quan tâm chân thành dành cho bạn bè, đồng đội. Một người dám dũng cảm hy sinh vì tập thể thì mới trở thành một thủ lĩnh.
Nhưng giờ tố chất cũng không thể phát huy
Nhưng, bóng đá không phải là môn thể thao sử dụng quá nhiều khả năng….thuyết giáo. Cách sống mẫu mực có thể giúp Xuân Trường trở thành một cầu thủ có uy tín, có khả năng “nói được” đồng đội. Dẫu vậy, bản chất bóng đá vẫn là một môn thể thao giàu tính chiến đấu, ở đó đội bóng được cấu thành từ 11 cá tính khác nhau mà ở đẳng cấp càng cao, những cá tính càng mạnh. Khi đó, không chỉ lối sống ngoài sân cỏ, mà ngay ở trên sân, một thủ lĩnh cần phải khiến đồng đội nể phục về cả chuyên môn lẫn khả năng “xốc” lại tinh thần nhờ sự quyết liệt trong cách thi đấu. Hoặc chí ít phải là cách đá đủ để lấy lại sự tự tin cho đồng đội. Tuy nhiên, từ sau VCK U23 châu Á 2018, Xuân Trường không còn thể hiện được điều này.