Olympic 2016 dấy lên nghi án bán độ trong quyền Anh

thứ tư 3-8-2016 19:12:05 +07:00 0 bình luận
Mới đây, rất nhiều quan chức cấp cao trong Liên đoàn quyền Anh các quốc gia đã cảnh báo về nguy cơ các trận đấu tại Rio bị dàn xếp kết quả.

Mới đây, rất nhiều quan chức cấp cao trong Liên đoàn quyền Anh các quốc gia đã cảnh báo về nguy cơ các trận đấu tại Rio bị dàn xếp kết quả.  

Thật ra, hơi khó để tìm ra một kỳ Olympic không gây tranh cãi về môn quyền Anh. Tại Seoul 1988, khán giả đã được chứng kiến một trong những kết quả đáng xấu hổ nhất trong lịch sử Olympic, khi võ sĩ nước chủ nhà Park Si-hun giành chiến thắng trước Roy Jones Jr của Mỹ, qua đó giành HCV.

Điều gây sốc chính là việc bản thân Park Si-hun còn không hiểu vì sao anh lại thắng trong một trận đấu mà anh chỉ có được 32 cú đấm trúng đích so với 86 cú đấm của Roy Jones. Ba vị trọng tài chấm cho Park thắng đã bị đình chỉ công tác, sau khi Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) điều tra ra hành vi “đi đêm” của họ với những quan chức cấp cao của Hàn Quốc. Và dù trận đấu đó được khẳng định là có dàn xếp, Park Si-hun vẫn được giữ huy chương.     


Park Si-hun (áo xanh) không hiểu vì sao anh giành được HCV.

Năm 2008, nguyên Phó Chủ tịch Hiệp hội quyền Anh nghiệp dư Quốc tế (AIBA) Rudel Obreja khẳng định có sự gian lận trong việc phân công các trọng tài chấm điểm ở các trận đấu tại Olympic 2008. Cụ thể, ông Obreja tố cáo Tổng thư ký AIBA Ho Kim đã thay đổi “60% đến 70%” trọng tài làm việc tại các trận quyền Anh ở sự kiện năm đó.

Cách đây 4 năm, trước ngày London 2012 khởi tranh, kênh BBC đã đưa thông tin gây chấn động làng thể thao thế giới về việc Azerbaijan ký thỏa thuận ứng cho AIBA 10 triệu USD để tổ chức một loạt trận quyền Anh nhà nghề, nhưng chuyện đó không xảy ra vì thực chất đây là vụ mua bán huy chương Olympic.

Tuy nhiên, AIBA đã phủ nhận hoàn toàn việc hối lộ, đồng thời chủ tịch AIBA Wu Ching Kuo đã hứa sẽ cho điều tra sự việc này và có những biện pháp trừng trị thích đáng, nếu tìm được chứng cứ rõ ràng. Cuối cùng, câu chuyện này đã “chìm” xuống một cách êm đẹp. 


Azerbaijan và AIBA từng bị tố "đi đêm" tại Olympic 2012.

Đến năm 2014, câu chuyện này tiếp tục dậy sóng khi Azerbaijan liên tiếp tổ chức các giải thuộc hệ thống WSB/ AIBA, mở ra con đường cho 11 võ sỹ quyền Anh nước này góp mặt tại Rio 2016. Trong khi đó, “khoản vay” ngày nào vẫn chưa có dấu hiệu hoàn lại.

Còn tại Đại hội Thể thao Ả Rập 2011, Seamus Kelly đã từ chối khoản tiền kếch xù từ một đơn vị yêu cầu ông chấm thắng cho một võ sĩ được chỉ định. Trọng tài người Ireland này là cái tên không xa lạ trong giới quyền Anh nghiệp dư vì ông là một trong những trọng tài tích cực nhất trong nỗ lực làm trong sạch môn thể thao này.

Đến năm 2013, Seamus Kelly đã khẳng định về việc ông được một đồng nghiệp hé lộ một số ký hiệu được sử dụng trong hệ thống tính điểm “10-9” tại Giải VĐ châu Âu 2013.

Ông Seamus Kelly đã gửi email cho Chủ tịch AIBA Wu Ching Kuo để trình bày về những vấn đề tiêu cực mà ông gặp phải trong quá trình làm việc. Tuy nhiên tất cả những gì ông nhận được chỉ là câu trả lời “sẽ giải quyết” và số giải đấu lớn mà ông Kelly không được tham dự ngày càng nhiều hơn.


Trọng tài Seamus Kelly.

“Không ai dám đứng lên đấu tranh. Nếu bạn là trọng tài, cái giá bạn phải trả sẽ là không được tham dự các giải đấu lớn như Olympic hay VĐTG. Nếu bạn là các quan chức ở các liên đoàn quyền Anh, bạn sẽ phải chứng kiến những võ sĩ của đất nước mình bị xử ép”, Seamus Kelly chỉ còn biết than thở.

Đến giải quyền Anh trẻ VĐTG 2014, sau khi tranh cãi với một người đồng nghiệp trong việc chấm điểm, ông Seamus Kelly đã bị đình chỉ công tác ngay lập tức. Theo giải thích của AIBA, ông Seamus Kelly không thể tiếp tục làm nhiệm vụ bởi mức độ nghiêm trọng trong hành vi của ông cũng như “một số vấn đề cá nhân” khác.

“Những cáo buộc của ông Kelly là vô căn cứ và đang làm tổn hại đến hình ảnh của môn thể thao này. Sau khi đã trao đổi rất nhiều qua email, giữa chúng tôi và ông Kelly dường như không thể tìm được tiếng nói chung và ông ấy đã quyết định đưa ra những lời cáo buộc sai sự thật hướng về phía chúng tôi”, người đại diện của AIBA cho biết. 


Yoel Finol là 1 trong 4 võ sỹ quyền Anh của Venezuela tham dự Rio 2016.

Tới tháng 07/2016, thông qua một loạt bài trên trang Fight News, đến lượt nhà báo Bulgaria Ognian Georgiev đưa ra rất nhiều bằng chứng về sự không minh bạch trong việc bố trí các trọng tài chấm điểm tại các trận quyền Anh vòng loại Olympic 2016 ở bang Vargas, Venezuela.

Được biết, Venezuela đã phải bỏ ra 450.000 USD để giành quyền tổ chức vòng đấu loại môn quyền Anh, nơi mà 4 trong tổng số 6 võ sỹ của họ đã giành suất đến Rio 2016. Và theo các thống kê chuyên môn, những quốc gia đăng cai các giải đấu thuộc hệ thống của AIBA thường có số lượng võ sỹ dự Olympic ở mức cao.

“Các quốc gia sẽ phải bỏ ra rất nhiều tiền để tổ chức một giải đấu quyền Anh nghiệp dư. Trong khi một số quốc gia không mặn mà với việc này thì Venezuela lại tỏ ra rất hào hứng. Đó là điều khiến bạn cảm thấy nghi ngờ”, một quan chức cấp cao trong làng quyền Anh phân tích.

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm

CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

Cơ quan chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

79 Hàng Trống, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

Văn phòng giao dịch: 269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Điện thoại: 024.32669666

Email: info@vietcontent.com.vn

VPĐD tại TP. Hồ Chí Minh Số 16A, đường Lê Hồng Phong, P.12, Q.10, TP.HCM

Điện thoại: 028 6651 2019

GP số: 230/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 10/05/2016.

Người chịu trách nhiệm nội dung: Bà Trần Thùy Chi

Thỏa thuận chia sẻ nội dung. Chính sách bảo mật

Báo giá quảng cáo: tải tại đây

Liên hệ quảng cáo, truyền thông, hợp tác kinh doanh: 0912 075 444

Email: kinhdoanh@sport24h.com.vn

269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội