Tiền vệ QPR Joey Barton Bật giáo sư, dạy sinh viên về triết học

thứ sáu 26-12-2014 19:00:41 +07:00 0 bình luận
(Thethao24.tv) – Cái giọng điệu, hành động và triết lý về cuộc sống của Joey Barton hệt như Friedrich Nietzsche – triết

(Thethao24.tv) Cái giọng điệu, hành động và triết lý về cuộc sống của Joey Barton hệt như Friedrich Nietzsche – triết gia mà tiền vệ QPR suy tôn là thầy. Vậy nên nếu Nietzsche tuyên bố “Chúa đã chết”, cả thiên hạ gọi ông là “thằng điên” thì lúc Joey Barton bảo “Kẻ nào đen người đó chết” thì ở giảng đường đại học Roehampton, từ giáo sư tới đám sinh viên đều nhao nhao bảo Barton là “thằng khùng”.

“Kẻ nào đen người đó chết”
Người Anh gọi Joey Barton là “bad boy” (thằng xấu) vì anh từng nhiều lần vào tù ra tội với những bê bối có hệ thống liên quan tới bạo lực. Nhưng hẳn cũng không ai phản đối nếu gọi cựu ngôi sao Man City và Newcastle là một nhà triết học. Vì anh nghiên cứu rất sâu, rộng về triết, hiểu về triết và có những triết lý của riêng mình, dù những thứ lý luận của Barton có hơi khùng điên với các học giả và càng xa lạ với thế giới bóng đá.
Barton nghiên cứu những triết gia lừng danh như Goethe, Virgil, Proust và đặc biệt, tiền vệ 32 tuổi người Anh suy tôn nhà triết học người Đức Friedrich Nietzsche (1844-1900) là ông thầy vĩ đại của mình. Và để có thể nghiên cứu một cách bài bản, mùa thu năm ngoái, Barton bắt đầu theo học Khoa Triết học ở Trường đại học Roehampton tại London, với quyết tâm lấy được tấm bằng cử nhân triết học.
Công việc học tập và nghiên cứu ở trường Roehampton của Barton ra sao? Tâm sự với tờ The Sun ngày hôm qua, ngôi sao QPR cho biết, anh vẫn còn nhớ như in buổi seminar đầu tiên của mình.
Buổi seminar tại Roehampton hôm đó có khoảng hơn 100 sinh viên. Trước đám đông sinh viên và giáo sư, Barton trình bày một bài luận nghiên cứu của anh mang tên “Death bad for the person who dies”, xin được tạm dịch là “Kẻ nào đen người đó chết”. Đề tài của Barton đại khái nói về những triết lý tồn tại của con người, về cái chết đôi khi cũng là một sự hên xui và còn sống tức là chúng ta còn may mắn. Barton nhấn mạnh: “Tôi không tin về cái gọi là sự sống sau cái chết hoặc những thứ tương tự”.
Quan điểm của Barton trong buổi seminar bị đám sinh viên phản đối gay gắt. Một vị giáo sư có tiếng trong trường cũng cho rằng Barton có vấn đề.
Nhưng cứ như là Gia Cát Lượng đấu trí với đám quần Nho hủ lậu ở Đông Ngô năm xưa, Barton mạnh mẽ biện giải mọi lời lẽ phản đối, công kích của đám sinh viên non nớt bằng những lý thuyết tự cổ chí kim lẫn khoa học thực tế. Thậm chí một vị giáo sư phản đối cũng “cứng họng” khi nghe Barton trình bày về thực chất cái gọi là sự sống sau cái chết là gì trên cơ sở khoa học và tôn giáo.
“Giết để mạnh mẽ hơn!”
Đám sinh viên trẻ Roehampton khinh Barton. Barton cũng khinh khiến thức nông cạn của bọn trẻ ranh ấy. Tiền vệ QPR cho rằng, bọn kia “chưa đủ tầm” để hiểu đúng ý nghĩa trong bài luận “Kẻ nào đen người đó chết” của mình, cũng giống như thời xưa thiên hạ ấu trĩ hiểu lầm câu “Chúa đã chết” (Gott ist tot) của Friedrich Nietzsche trong cuốn sách kinh điển Die fröhliche Wissenschaft (Tri thức hân hoan) để rồi họ gọi ông thầy anh là “thằng điên”.
Triết học của Barton rõ ràng ảnh hưởng rất lớn từ Nietzsche. Barton khoái quan điểm sống và triết lý kinh điển của Nietzsche qua những đúc kết như “Giết để mạnh mẽ hơn” (Was mich nicht umbringt macht mich stärker) hay vì “con người là động vật tàn ác nhất” (Der mensch ist das grausamste tier) nên “Phải biết ác, biết tàn nhẫn để sống cho mạnh mẽ”.
Ngày nay người ta thừa nhận Nietzsche là một triết gia vĩ đại. Nhưng phần lớn triết lý của ông vẫn bị xem là “có màu sắc phát xít”, hiếu chiến và hành động để đạt mục đích bằng mọi giá.
Kẻ mạnh không nên học Nietzsche, vì “kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai người khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình” như lý tưởng của nhân vật Hộ trong Đời Thừa của nhà văn Nam Cao. Nhưng đó là lý tưởng, còn thực tế Hộ – không vượt qua được hoàn cảnh là một kẻ ác với chính gia đình mình chứ chưa nói gì tới “kẻ khác”.
Triết học của Nietzsche mà những người như Barton tôn thờ không dạy người ta những điều tốt đẹp viển vông, những lý tưởng cao sang như kinh thánh của các tôn giáo, luôn mâu thuẫn với thực tế cuộc sống để rồi dẫn tới bi kịch như Hộ. Trái lại, bằng những lời lẽ thô lỗ, thực tế, thứ triết học ấy chỉ ra rằng còn người ta phải mạnh mẽ để vươn lên, để thống trị chứ đừng chờ kẻ khác giúp đỡ.
Thiên thần là một thứ ảo tưởng không có thực. Nó làm cho người ta… mơ mộng, đợi chờ những thứ đẹp đẽ từ thời con nít hơn là hành động. Nhưng ác quỷ thì có thực, luôn hiện hữu, nó làm cho người ta sợ hãi và phải đấu tranh, đấu tranh để tồn tại, để vươn lên mạnh mẽ.
Barton cũng không phải kẻ điên khùng. Bởi triết học sặc mùi bạo lực của Nietzsche suy cho cùng lại mang một giá trị nhân đạo cao cả.

SỸ ĐOAN

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm

CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

Cơ quan chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

79 Hàng Trống, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

Văn phòng giao dịch: 269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Điện thoại: 024.32669666

Email: info@vietcontent.com.vn

VPĐD tại TP. Hồ Chí Minh Số 16A, đường Lê Hồng Phong, P.12, Q.10, TP.HCM

Điện thoại: 028 6651 2019

GP số: 230/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 10/05/2016.

Người chịu trách nhiệm nội dung: Bà Bùi Thu Hường

Thỏa thuận chia sẻ nội dung. Chính sách bảo mật

Báo giá quảng cáo: tải tại đây

Liên hệ quảng cáo, truyền thông, hợp tác kinh doanh: 0912 075 444

Email: kinhdoanh@sport24h.com.vn

269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội