Thảm họa chấn thương của VĐV Việt Nam: Ngôi sao cũng phải... ơn Trời

chủ nhật 1-11-2015 22:45:14 +07:00 0 bình luận
Nếu ca phẫu thuật tại Singapore cách đây 3 năm chậm thêm ít ngày, “oanh tạc cơ” Ngô Văn Kiều đã không chỉ mất nghiệp mà còn gánh tật bệnh suốt đời. Đội trưởng của ĐTQG và CLB Khánh Hòa thoát hiểm chỉ nhờ… sự quan tâm của đội bóng chủ quản vào phút chót.

Thương tích nặng cả vai, lưng, bụng và chân

Kể từ năm 2006, thời điểm nổi lên như một hiện tượng đặc biệt của làng bóng chuyền với xuất phát điểm là một thợ bốc vác, chủ công quê Hà Nam đã liên tục phải “cày ải” ở cả ĐTQG lẫn CLB Sanest Khánh Hòa. Chưa kể, hai năm 2008 và 2009, Kiều còn sang Indonesia đấu thuê cho đội bóng Samator Group. Như một hậu quả khó tránh, tuyển thủ có thể lực siêu phàm này đã sớm rơi vào tình trạng quá tải, kiệt sức rồi dính đủ loại chấn thương. Càng tệ hại hơn bởi Kiều không hề có thời gian hồi phục dưỡng thương, hay có các biện pháp điều chỉnh, điều trị cần thiết.

Phải đến cuối mùa giải 2011, khi đã đau đến mức không thể cắn răng tập luyện, thi đấu được nữa, anh mới được nghỉ để khám chữa chấn thương. Để rồi từ bác sĩ Việt Nam tới các chuyên gia hàng đầu của Singapore sau đó đều choáng váng vì chưa từng thấy một VĐV nào dính đa chấn thương, đều ở tình trạng nặng như Kiều.

Theo đó, anh bị tổn thương sụn chêm cả 2 đầu gối, có hiện tượng teo cơ chân phải, rách gân chớp xoay vai, rách cơ bụng. Riêng phần cơ bụng của anh đã bị đứt hết, chỉ còn lại gân.

Thoát hiểm nhờ... Trời

Mỗi lần nhắc lại, cựu HLV trưởng ĐTQG Nguyễn Mạnh Hùng vẫn còn bức xúc vì khi nhận thấy thảm trạng của cậu học trò cưng, ông đã từng cả chục lần tha thiết đề nghị, thuyết phục các nhà quản lý bộ môn bóng chuyền (Ủy ban TDTT) và CLB xem xét chữa trị chấn thương cho Kiều mà không ăn thua.

Thậm chí, đến lúc phải quyết định sang Singapore phẫu thuật, Kiều đã từng tính đến phương án vay mượn cho đủ 30.000 USD để tự cứu mình. Phải đến phút chót, CLB chủ quản - trước áp lực nhiều phía - mới chi tiền cho ca phẫu thuật của “oach tạc cơ” đã một tay đưa đội bóng trở thành một thế lực hàng đầu quốc gia.

Kiều vừa có mặt tại Singapore, các bác sĩ ở đây đã thống nhất sẽ tiến hành ca mổ ngay trong ngày. Anh được bắt 5 con vít làm bằng vi cá mập tự tan và khâu 15 mũi. Ca phẫu thuật thành công 95% nhờ Kiều có nền tảng thể lực rất tốt đồng thời có sợi cơ cứng, khỏe nên khi níu lại không bị đứt.

Chính nhờ ca phẫu thuật mà theo đánh giá chỉ chậm ít ngày sẽ khiến Kiều mất nghiệp, gánh tật suốt đời ấy mà Kiều vẫn còn tiếp tục tập luyện, thi đấu đỉnh cao đến tận bây giờ, cho dù sa sút nhiều so với chính mình. Với Kiều, đó là một may mắn theo kiểu… ơn Trời.

Lỡ chấn thương là thành “trái bóng”

Một ngôi sao nổi đình nổi đám như Văn Kiều còn như vậy đủ biết các VĐV khác lỡ dính chấn thương, tình cảnh sẽ khốn khổ đến mức nào. Rất nhiều tuyển thủ Quốc gia đã rơi vào tình cảnh giống như một “trái bóng” chẳng biết trôi về đâu.

Điển hình với các trường hợp bị chấn thương nặng và dai dẳng khi lên Tuyển. Trên danh nghĩa, họ sẽ được ngành thể thao lo khám chữa trị. Tuy nhiên điều đó chỉ diễn ra trong thời gian còn tập huấn ĐTQG, và sau đó trả về cơ sở và bản thân tự lo. Đơn vị hay CLB chủ quản cũng với lý do VĐV chấn thương trên Tuyển, trách nhiệm trực tiếp không phải của mình nên cũng đẩy trả cho ngành thể thao hay tùy vào điều kiện cụ thể mà vận dụng.

Cuối cùng, chỉ các VĐV lãnh đủ, hoặc bị bỏ bê, hoặc được cứu chữa muộn. Thậm chí nhiều người phải tự bỏ tiền, hay nhờ cậy gia đình bạn bè để tự cứu lấy mình. 

Rất may cho Văn Kiều bởi CLB chủ quản Sanest Khánh Hòa của anh là một mô hình xã hội hóa có tiềm lực nên vào lúc buộc phải đưa ra quyết định đã có thể chi hơn 30.000 USD đưa anh sang Singapore phẫu thuật. Nếu Kiều rơi vào một đội bóng nghèo thì chưa biết tình trạng chấn thương nghiêm trọng của anh sẽ ra sao.

Ngoài Kiều, Ngọc Hoa cũng từng được “giải cứu” nghiệp đấu với ca phẫu thuật đầu gối tại Quốc đảo Sư tử với chi phí gần 15.000 USD, do CLB Bình Điền Long An chi toàn bộ. Cả hai khi ấy đều không nhận được khoản hỗ trợ nào từ ngành thể thao và Liên đoàn bóng chuyền, cho dù đang là đội trưởng ĐTQG, và sau đó tiếp tục đóng vai trò chủ lực trên Tuyển.

Ngay cả với những tuyển thủ cần phải đưa ra nước ngoài phẫu thuật đúng trong thời gian đang tập huấn, thi đấu tại ĐTQG, ngành thể thao cũng chưa thể đáp ứng vì bó buộc kinh phí.

Mức chi trả tối đa khoảng 100 triệu đồng chỉ đủ trang trải chi phí chữa trị trong nước. Một ngôi sao khác từng 10 năm liên tục ăn tập ở ĐTQG karatedo như nhà vô địch ASIAD Vũ Nguyệt Ánh cũng chỉ có thể được phẫu thuật tại Singapore khi nhận được thêm 200 triệu đồng từ một nhà tài trợ.

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm

CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

Cơ quan chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

79 Hàng Trống, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

Văn phòng giao dịch: 269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Điện thoại: 024.32669666

Email: info@vietcontent.com.vn

VPĐD tại TP. Hồ Chí Minh Số 16A, đường Lê Hồng Phong, P.12, Q.10, TP.HCM

Điện thoại: 028 6651 2019

GP số: 230/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 10/05/2016.

Người chịu trách nhiệm nội dung: Bà Bùi Thu Hường

Thỏa thuận chia sẻ nội dung. Chính sách bảo mật

Báo giá quảng cáo: tải tại đây

Liên hệ quảng cáo, truyền thông, hợp tác kinh doanh: 0912 075 444

Email: kinhdoanh@sport24h.com.vn

269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội