Top 15 thống kê về giải cầu lông Đan Mạch mở rộng 2023

thứ ba 17-10-2023 11:10:43 +07:00 0 bình luận
Giải cầu lông Đan Mạch mở rộng 2023 là điểm đến thứ 2 trong hành trình thi đấu quốc tế vào cuối năm của tay vợt nữ số 1 Việt Nam Nguyễn Thùy Linh.

1. Giải cầu lông Đan Mạch mở rộng 2023 là phiên bản đầu tiên có sự góp mặt của đương kim vô địch ở cả 5 hạng mục kể từ năm 2019.

2. Đan Mạch là quốc gia thành công nhất tại giải này với tổng số 138 danh hiệu ở 5 nội dung.

3. Đội chủ nhà chưa hoàn thành một cuộc càn quét nào kể từ năm 1955. Trung Quốc là nước cuối cùng làm được điều này vào năm 2014 khi vô địch toàn bộ 5 nội dung.

4. Tine Baun vẫn là nhà vô địch đơn nữ người Đan Mạch cuối cùng (2009).

5. Tuy nhiên, nội dung đôi nữ là hạng mục mà người Đan Mạch không giành chiến thắng lâu nhất (Helene Kirkegaard / Rikke Olsen năm 2001).

Tai Tzu Ying đánh bại Nozomi Okuhara ở chung kết năm 2019.

6. Mặt khác, Indonesia chưa tôn vinh một nhà vô địch đơn nam nào kể từ Simon Santoso năm 2009. Hai hạt giống Anthony Sinisuka Ginting (2) và Jonatan Christie (5) của họ dẫn đầu giải lần này.

7. Nếu đạt được vinh quang, hạt giống hàng đầu Chen Qing Chen / Jia Yi Fan sẽ là cặp nữ Trung Quốc đầu tiên kể từ Lin Ying/Guan Weizhen năm 1989 giành được các ngôi vô địch liên tiếp.

8. Trong khi đó, việc bảo vệ danh hiệu thành công của Zheng Si Wei / Huang Ya Qiong sẽ giúp họ trở thành cặp đôi nam nữ thành công thứ 2 của giải đấu trong thế kỷ này, sau Joachim Fischer Nielsen / Christinna Pedersen (2008-2009, 2011, 2016). Zheng Si Wei / Huang Ya Qiong cũng đã giành chiến thắng vào năm 2018.

9. Ma Jin là người cuối cùng giành chiến thắng ở 2 nội dung trong cùng 1 giải đấu (đơn nữ và đôi nam nữ năm 2012). Seo Seung Jae, được xếp hạt giống ở nội dung đôi nam và đôi nam nữ lần này, có thể cạnh tranh với Ma Jin.

10. Trong số các quốc gia cầu lông giàu truyền thống, thời gian chờ đợi để lên bục vinh quang của Malaysia là lâu nhất - 7 năm kể từ danh hiệu đôi nam của Goh V Shem / Tan Wee Kiong.

11. Quốc gia duy nhất chờ đợi nhà vô địch Đan Mạch mở rộng đầu tiên nhưng có suất tham dự hạt giống là Tây Ban Nha với đại diện Carolina Marin.

12. Bắt đầu từ năm 2009, chỉ có các cặp đến từ Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc vô địch đôi nữ.

13. Ấn Độ chưa bao giờ tham dự nội dung đôi nam. Đôi nam số 1 thế giới mới và huy chương vàng Đại hội thể thao châu Á Satwiksairaj Rankireddy / Chirag Shetty được xếp hạt giống thứ 3 tại Odense.

14. Với thành công thứ 2, Tai Tzu Ying sẽ trở thành tay vợt đơn nữ đến từ châu Á có nhiều danh hiệu thứ 2, sau huyền thoại Nhật Bản Hiroe Yuki, người có chiến thắng thứ 4 vào năm 1977.

15. Thần tượng của Nguyễn Thùy Linh còn là vận động viên duy nhất đến từ Trung Hoa Đài Bắc vô địch trên đất Đan Mạch. Cô đã chiến thắng vào năm 2018 và 2019.

Tuyết Kỳ
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm

CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

Cơ quan chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

79 Hàng Trống, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

Văn phòng giao dịch: 269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Điện thoại: 024.32669666

Email: info@vietcontent.com.vn

VPĐD tại TP. Hồ Chí Minh Số 16A, đường Lê Hồng Phong, P.12, Q.10, TP.HCM

Điện thoại: 028 6651 2019

GP số: 230/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 10/05/2016.

Người chịu trách nhiệm nội dung: Bà Bùi Thu Hường

Thỏa thuận chia sẻ nội dung. Chính sách bảo mật

Báo giá quảng cáo: tải tại đây

Liên hệ quảng cáo, truyền thông, hợp tác kinh doanh: 0912 075 444

Email: kinhdoanh@sport24h.com.vn

269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội