Cung đường mới 160km cực khó của giải chạy siêu địa hình Sa Pa khiến cộng đồng “dậy sóng”
Dự kiến diễn ra ở những ngày cuối tuần thứ hai trong tháng 9, VMM22 chỉ còn đúng một tháng nữa sẽ diễn ra. Điều khiến cộng đồng yêu chạy bộ, đặc biệt là chạy địa hình đường trường, ở Việt Nam háo hức bởi năm nay, lần đầu tiên cự ly khủng 160km sẽ được đưa vào thi đấu.
Theo tiết lộ của giám đốc đường đua VMM22, cung đường 160km sẽ được thiết kế đặc biệt, có những điểm nhấn mà chưa VĐV nào từng dự các mùa giải trước được trải nghiệm.
Mở đầu cung đường chạy 160km sẽ là những đoạn chỉ dành riêng cho các “hảo thủ” dám đăng ký cự ly này. Đoạn đường từ Sa Pa lên đỉnh núi bạc cực kỳ dốc và đi xuống CP7 sẽ là cung hoàn toàn là đường địa hình (đường chạy Sa Pa cũng những đoạn trên đường bê tông).
Theo đánh giá của người thiết kế cung đường này là đây là đoạn rất đẹp, nhưng lại vô cùng khó khăn, hiểm trở. Lời khuyên cho các ultra runner là không nên bung sức quá mức ở những đoạn đường đầu tiên, tránh việc hụt hơi ở chặng đường phía sau.
Đoạn đầu tiên của cự ly 100 dặm là cung đường duy nhất chỉ dành cho các vận động ở cự ly này. Nó đã được ấp ủ trong một thời gian dài và là kết quả của giấc mơ đưa các vận động viên vượt lên trên những ngọn núi cao. Cung đường rất dốc này dẫn vận động viên lên cao từ Sapa qua Đỉnh núi Silverstone (đá bạc), rồi đi xuống CP7.
Ban đầu, BTC đã có một kế hoạch tạo ra đường chạy với một vòng lặp kép có độ dốc cao. Nhưng sau đó, cung đường đã được điều chỉnh, loại bỏ một số đoạn leo núi và xuống dốc. Từ đó, tổng độ cao của toàn cự ly đã xuống mức dưới 10.000m.
Cung đường chạy 160km lần này yêu cầu các VĐV thực hiện vòng lặp hai lần, nên các VĐV sẽ phải quay về CP103 tại Topas Ecolodge tổng cộng 4 lần. Đầu tiên là sau đoạn dốc xuống từ Sa Pa, hai lần tiếp theo là sau đã hoàn thành vòng lặp mới, tiếp đó sẽ phải hoàn thành vòng lặp đầu tiên trong cung đường của cự ly 100km một lần nữa.
Một điểm đặc biệt là các VĐV dự cự ly này sẽ được phục vụ bữa ăn buffet tại CP103 để có sức hoàn thành nốt 70km còn lại của cung 160km.
Các VĐV sẽ nhập vào đường đua 100km với các VĐV của cự ly này, nhưng vòng lặp đầu tiên sẽ vòng quanh Topas Ecolodge và quay lại CP103 sẽ được cập nhật sau.
Trước thông tin ban tổ chức VMM công bố đường chạy được đánh giá là siêu khó cho cự ly 160km, các chân chạy địa hình phong trào ở Việt Nam đã lên kế hoạch chuẩn bị tích cực.
Quang Trần, nhà vô địch VMM 100km năm 2017 đăng đàn tuyển hẳn người dẫn tốc (pacer) 70km đầu tiên để thực hiện tham vọng giành thành tích cao ở lần đầu chạy 160km ở Việt Nam (Quang đã chạy dài hơn 200km ở một số quốc gia khác).
Yêu cầu của chân chạy này đối với pacer là có khả năng chạy 70km dưới 9 giờ, có khả năng hỗ trợ tốt cho chính chủ: lập kế hoạch dinh dưỡng, phân bổ thời gian ở các CP (điểm dừng), sử dụng thông thạo đồng hồ GPS, khả năng điều hướng, xem bản đồ, có khả năng quan sát vùng đánh dấu trong đêm tốt, đảm bảo không bị lạc đường…
Ngoài ra, dân mê chạy siêu địa hình cũng đang ráo riết kêu gọi nhau thực hiện các buổi tập chạy siêu dài vào cuối tuần ở những địa điểm có địa hình phù hợp, để chuẩn bị cho ngày hội dành cho dân chạy địa hình phong trào ở Việt Nam vào các ngày 9-11/9/2022 ở Sa Pa (Lào Cai).