Chơi game nhiều giúp cải thiện các kỹ năng nhận thức xã hội và tăng cơ hội việc làm?
Khi mà mọi phụ huynh và giáo viên cho rằng game là một thứ vô bổ, đôi khi nó chỉ làm lãng phí thời gian, tiền bạc cũng như ảnh hưởng đến kết quả học tập của con cái họ thì mới đây trên trang Venturebeat với bài viết của Tiến sĩ Henry C. Foley, Viện trưởng Viện Công nghệ New York đã cho chúng ta phần nào hiểu được mặt tích cực của các trò chơi điện tử trong tương lai.
Với những gì đưa ra, các nhà khoa học tin rằng Esports là môi trường giảng dạy tốt giúp học sinh, sinh viên có cái nhìn đa chiều về thế giới thực. Trong khi đó, các trường đại học cũng đang chuẩn bị kiến thức và đầu tư nguồn lực cho các thế hệ sinh viên tham gia vào ngành công nghiệp tỷ đô đang phát triển này.
Trò chơi điện tử giúp xây dựng kỹ năng trong thế giới thực
Chơi game vẫn còn là một định kiến khi các game thủ chuyên nghiệp vẫn đang khá là bị cô lập và không được coi là một nghề chính đáng. Nhiều nhà phê bình cho rằng game ít được ứng dụng vào thực tế và làm giảm trí tuệ của con người.
Tuy nhiên, theo phân tích trong bài nghiên cứu về TTĐT trên American Journal of Play, game lại giúp ích khá nhiều tới tư duy của chúng ta: cải thiện chú ý, trí nhớ và khả năng ra phán đoán và quyết định. Cụ thể, chơi game hành động giúp trẻ bị mắc hội chứng khó đọc sẽ cải thiện điểm số trong mỗi kỳ kiểm tra.
Ngoài ra, game giúp cải thiện khả năng tư duy giải quyết vấn đề một cách thiết thực nhất. Nghiên cứu năm 2016 của các giáo sư tại trường Đại học Northwestern và Columbia phát hiện những trò chơi khám phá, xây dựng thế giới riêng giúp game thủ tự đặt ra các mục tiêu, nuôi dưỡng khả năng tư duy.
Cũng vào năm 2016, một nghiên cứu được đăng trên tạp chí y khoa Tâm thần học Xã hội và Dịch tễ học Tâm thần, trò chơi điện tử giúp cải thiên các kỹ năng xã hội và giúp mọi người hình thành các mối quan hệ.
Chính vì vậy, cái nhìn về các game thủ cũng đã phần nào đã giảm bớt tiệu cực. Thống kê cũng cho hay, hớn 70% game thủ đang trong độ tuổi 18 và phụ nữa chiếm 45%.
Tạo ra nhiều cơ hội việc làm
Theo số liệu từ công ty phân tích Newzoo, các giải đấu trong năm 2017 và 2018 đã tạo ra doanh thu 655 triệu USD và hơn 900 triệu USD. Dự kiến vào năm 2021, số khán giả Esport toàn cầu sẽ đạt 550 triệu người. Vì vậy, ngành game sẽ cần nhiều nhân lực, từ nhân viên tiếp thị, tư vấn đến các chuyên gia truyền thông và thiết kế trò chơi.
Trường học đưa Esports vào giảng dạy
Năm 2014, Đại học tư nhân Robert Morris - Illinois (Mỹ) đã thành lập đội Esport sinh viên đầu tiên. Kể từ đó, hơn 100 trường học ở Mỹ gia nhập Hiệp hội Esports Đại học Quốc gia. Đến nay, hiệp hội này có khoảng 1.200 thành viên.
Theo đó, các trường đại học có thể tạo không gian riêng cho Esport như đội tuyển, câu lạc bộ. Không giống các bộ môn thể thao truyền thống, luôn đòi hỏi thể lực cao, tất cả sinh viên đều có thể tham gia vào sân chơi này.
Chỉ số ít sinh viên có thể trở thành game thủ chuyên nghiệp với mức lương hàng triệu USD mỗi năm. Tuy nhiên, số còn lại có thể làm việc trong ngành công nghiệp game màu mỡ.
Đại học Becker ở Massachusetts (Mỹ) đã giảng dạy chương trình Cử nhân Khoa học về quản lý eSport. Đại học Emerson (Massachusetts) dạy một số khóa học eSport. Nhiều trường tại Mỹ cung cấp ngành thiết kế game. Mức lương trung bình của ngành này hơn 88.000 USD.
Thể thao điện tử còn liên quan đến lĩnh vực y tế. Viện Công nghệ New York đã thành lập trung tâm Y học Thể thao điện tử với đội ngũ bác sĩ và chuyên gia vật lý trị liệu để hỗ trợ cho các vận động viên eSport của trường.
Tóm lại, thể thao điện tử mang lại lợi ích về nhiều mặt xã hội, nhận thức và kinh tế, khác xa việc việc lãng phí thời gian như mọi người hay nói. Do đó, các trường học cần chuẩn bị kiến thức cho sinh viên về ngành công nghiệp đang bùng nổ này.
"Lược dịch bài viết của Tiến sĩ Henry C. Foley, Viện trưởng Viện Công nghệ New York trên trang Venturebeat"