Võ thuật và những tác dụng tích cực lên não bộ
Những cú đấm vào đầu chắc chắn sẽ gây nên những thương tôn lên não bộ. Đó là điều mà chẳng nhà khoa học nào có thể chối cãi. Tuy nhiên võ thuật cũng là một bộ môn tạo được khả năng phát triển hoạt động não bộ lớn nhất. Hay nói đúng hơn là võ thuật tạo nên sự liên kết phản xạ chắc chắn nhất.
Trong khi các tác động vào đầu trong thể thao đối kháng gây hại cho thần kinh, ngược lại việc rèn luyện phản xạ và phản ứng là một phần không thể thiếu của Boxing và các môn thể thao tương tự đã được chứng minh là có ảnh hưởng tốt đến phản xạ.
Một nghiên cứu sóng não gần đây về các võ sĩ Boxing và vận động viên đấu kiếm liễu đã diễn ra như sau: Các nhà khoa học sẽ đo thời gian phản ứng với lệnh đi và dừng của cả hai nhóm vận động viên rồi tiến hành đo đạc thời gian phản ứng.
Floyd Mayweather là một trong những võ sĩ có khả năng phản xạ cực kỳ tốt:
Kết quả thu được đều cho thấy khả năng hoạt động não cho sự chuẩn bị được tăng cường và thời gian phản hồi nhanh hơn so với người bình thường. Những kiếm sĩ cũng thể hiện khả năng phản xạ tốt hơn do tính chất của môn chơi.
Một nghiên cứu khác lại so sánh khả năng phản xạ của các võ sĩ (mọi môn võ) ở độ tuổi trẻ và già bằng đèn chớp. Kết quả cho thấy các võ sĩ lớn tuổi này đều thể hiện ít dấu hiệu tuổi tác hơn trong phản xạ tự nhiên của họ.
Hiện tại, vấn đề duy nhất còn khiến cho các nhà khoa học phải tranh cãi với nhau chính là câu hỏi: Đâu là môn võ phát triển phản xạ hiệu quả nhất? Một số cho rằng Kungfu là môn võ hàng đầu trong việc phát triển não bộ.
Lập luận ấy dựa trên yếu tố tập luyện các đòn thế đối kháng của Kungfu. Ở các môn võ thuộc hệ Kungfu, các đòn đối kháng đa phần đề cao tính "kết nối giữa con người và tự nhiên" chứ không cố gắng "vượt ngưỡng" thể chất như các môn võ hiện đại khiến cơ thể chịu nhiều di chứng.
Bên cạnh đó, các môn võ thuộc lớp Kungfu có yếu tố thiền định, tập khí công... tất cả đều tạo ra những tác động tích cực đến hệ thống thần kinh con người.