Võ thuật trong kiếm hiệp và những chi tiết có thật trong đời thực

thứ tư 31-10-2018 15:22:00 +07:00 0 bình luận
Dù các tác phẩm kiếm hiệp (với nền tảng to lớn từ các tiểu thuyết của Kim Dung) đã bóp méo và phóng đại quá mức sự thật về võ thuật nhưng vẫn phải dựa trên nhiều chi tiết có thật.

Dù các tác phẩm kiếm hiệp (với nền tảng to lớn từ các tiểu thuyết của Kim Dung) đã bóp méo và phóng đại quá mức sự thật về võ thuật nhưng vẫn phải dựa trên nhiều chi tiết có thật.

Tuổi thơ dữ dội với 5 bộ phim kiếm hiệp Kim Dung hay nhất

Chưởng pháp

Chỉ riêng trong các tiểu thuyết của Kim Dung, đã có đến hàng chục loại chưởng pháp khác nhau, trong đó có những loại bí kíp được liệt vào hàng đệ nhất thiên hạ như Giáng Long Thập Bát Chưởng, Huyền Minh Thần Chưởng, Thôi Tâm Chưởng...

Các chưởng pháp trong kiếm hiệp "phá núi xẻ đá, một đòn khiến đối thủ tan xác" rõ ràng là "chém gió" nhưng ngoài đời thật vốn cũng không phải là kỹ thuật vô bổ.

Thực tế, võ thuật Trung Quốc cổ điển chú trọng công phu chưởng pháp (đánh bằng lòng bàn tay) cũng như các đòn đấm, bởi lẽ đòn chưởng vẫn có thể gây được sát thương lớn mà không gây tổn hại nhiều đến các xương bàn tay như đòn đấm của người chưa tập luyện kỹ.

Karate cũng sử dụng nhiều đòn tấn công bằng bàn tay.

Trong Karate, cũng có nhiều đòn "chưởng" bằng bàn tay như Shotei Uchi, Teisho Uchi... cực kỳ hiệu quả nếu như đánh trúng mục tiêu quan trọng.

Một số võ sĩ MMA tay trần như Bas Rutten thường tấn công bằng bàn tay thay vì nắm đấm.

Chỉ pháp

Cũng như chưởng pháp, các tuyệt kỹ chỉ pháp (tấn công điểm yếu bằng ngón tay) xuất hiện khá nhiều trong kiếm hiệp, nổi tiếng nhất là Nhất Dương Chỉ, Đạn Chỉ Thần Công...

Tuy không có "nội lực thần sầu" như trong kiếm hiệp nhưng nhiều võ sĩ hiện đại đã chứng minh được rằng với sự khổ luyện nhiều năm, cộng thêm các bí quyết về khí công, việc dùng ngón tay tấn công và gây tổn thương nghiêm trọng là hoàn toàn khả thi.

Kim Dung có thể đã "chém gió" hơi lố nhưng việc dùng chỉ pháp như một đòn tấn công chí mạng là hoàn toàn có thể.

"Học lóm" các kỹ năng võ thuật

Trong truyện kiếm hiệp Kim Dung, công phu kỳ dị nhất có lẽ là Tiểu Vô Tướng Công của phái Tiêu Dao, có thể dùng để bắt chước các loại võ công tuyệt học khác chỉ trong nháy mắt.

Võ thuật trong kiếm hiệp và những chi tiết có thật trong đời thực - Ảnh 6.

Võ công trong kiếm hiệp dù "chém gió" đến mấy cũng phải tuân theo những quy tắc cơ bản của võ thuật thực tế.

 Trên lý thuyết, công phu này hoàn toàn không thể tồn tại trong đời thực vì các kỹ năng võ thuật cần được trải qua thời gian rèn dũa lâu dài. 

Tuy vậy, thực tế có một số môn võ có thể giúp người tập luyện hình thành được nền tảng tốt và tương đối trung lập với các môn võ khác. Chẳng hạn người tập Muay Thái có thể dễ dàng hiểu được lý thuyết của Quyền Anh, Tán Thủ hay người tập Jiujitsu sẽ có khởi đầu khá thuận tiện trong Wrestling.

Võ thuật trong kiếm hiệp và những chi tiết có thật trong đời thực - Ảnh 7.

Những người tập BJJ - Wrestling có thể dễ dàng đổi sang bộ môn còn lại nhờ kỹ thuật có nhiều điểm chung.

 Tuyệt thế binh khí thần công liệu có thật?

Trong khoảng 80 loại võ công từng được Kim Dung đưa vào truyện kiếm hiệp, gần một nửa là các môn võ gắn liền với binh khí, hoặc có thể phát triển từ kỹ thuật tay không ra đòn thế vũ khí.

Thực tế, võ thuật Trung Hoa xem vũ khí chỉ như cánh tay nối dài của cơ thể, dù là vũ khí nào thì vẫn phải tuân theo các quy tắc về thân pháp hay vận động kỹ pháp, vậy nên những môn "tuyệt học" như Thiên Sơn Chiết Mai Thủ (công phu tay không nhưng vẫn dùng được cho binh khí) cũng chỉ là một phiên bản "chém gió" đôi chút về sự thật võ thuật.

Ngoài ra, những lời mô tả về các môn kiếm pháp, đao pháp... có thể đoạt mạng người chỉ trong một hai đòn thế cũng không hoàn toàn vô lý. Trên thực tế, nhiều bộ môn vũ khí như Kendo, Fencing... đã chứng minh được rằng với kỹ thuật, sự lựa chọn tình huống và cách xử lý chính xác có thể giúp kết liễu đối thủ chỉ trong nháy mắt.

Các môn vũ khí hiện đại chứng minh rằng với kỹ thuật và sự lựa chọn tình huống phù hợp, các tình huống "nhất kiếm đoạt mạng" hoàn toàn khả thi.


Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm

CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

Cơ quan chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

79 Hàng Trống, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

Văn phòng giao dịch: 269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Điện thoại: 024.32669666

Email: info@vietcontent.com.vn

VPĐD tại TP. Hồ Chí Minh Số 16A, đường Lê Hồng Phong, P.12, Q.10, TP.HCM

Điện thoại: 028 6651 2019

GP số: 230/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 10/05/2016.

Người chịu trách nhiệm nội dung: Bà Bùi Thu Hường

Thỏa thuận chia sẻ nội dung. Chính sách bảo mật

Báo giá quảng cáo: tải tại đây

Liên hệ quảng cáo, truyền thông, hợp tác kinh doanh: 0912 075 444

Email: kinhdoanh@sport24h.com.vn

269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội