Bóng rổ Mỹ tấn công thị trường Ấn Độ

thứ hai 21-3-2016 3:05:32 +07:00 0 bình luận
Sau Trung Quốc, giải bóng rổ nhà nghề Mỹ (NBA) muốn biến Ấn Độ trở thành một thị trường tiềm năng mới.

Khi NBA tổ chức trận đấu All-Star Game tại Toronto, Canada, trong năm nay, đó được xem là một dấu hiệu cho thấy tham vọng toàn cầu của bóng rổ Mỹ. Dĩ nhiên, dù đây là đầu tiên một trận đấu như vậy vào giữa mùa giải diễn ra ở bên ngoài nước Mỹ, ý định của NBA không phải là tạo ra một bước đột phá gì bởi họ đã có chỗ đứng chắc chắn ở thành phố lớn thứ ba tại Bắc Mỹ trong hơn 20 năm qua.

Tất cả chỉ đơn giản là việc NBA đưa bóng rổ trở về nguồn cội kể từ khi môn thể thao này được một người Canada là James Naismith phát minh vào năm 1891.

NBA đã có chỗ đứng ở thị trường Trung Quốc

Ngược lại, với Trung Quốc, giờ là thị trường nước ngoài lớn nhất của NBA, là điều mới mẻ và càng mới mẻ hơn với Ấn Độ, quốc gia vốn chỉ được biết đến với cricket mà NBA đang muốn làm thay đổi hoàn toàn nhận thức của người hâm mộ tại đây.

Cũng nên nói thêm rằng, nhiều thập kỉ trước, NBA đã thực hiện “sứ mệnh truyền giáo” bóng rổ trên khắp thế giới với hi vọng một ngày nào đó họ có thể cạnh tranh với bóng đá như là môn thể thao phổ biến nhất, còn NBA trở thành một địa chỉ hấp dẫn cho các VĐV và người hâm mộ.

Cho đến giờ, theo NBA, ở Trung Quốc có khoảng 300 triệu người chơi bóng rổ và họ hi vọng với một quốc gia có đến 1,3 tỉ dân như Ấn Độ, họ có thể đạt được một con số tương tự trong tương lai.

“Có rất nhiều điểm tương đồng khi chúng tôi nghĩ về cơ hội tại Ấn Độ như khi chúng tôi đã nghĩ về Trung Quốc. Nhưng giữa hai quốc gia cũng có những điểm khác biệt," chủ tịch các hoạt động và thương mại toàn cầu của NBA, Sal LaRocca, cho biết. “Đó là bóng rổ đã có mặt ở Trung Quốc trong hơn 100 năm qua, còn tại Ấn Độ là tương đối mới mẻ."

Ngược dòng thời gian, NBA đã đưa bóng rổ vượt ra xa khỏi nước Mỹ là vào năm 1978 khi  Washington Bullets tới Israel thi đấu với Maccabi Tel Aviv. Kể từ đó, các đội bóng của NBA đã chơi tổng cộng 161 trận ở 45 thành phố và 20 quốc gia trên khắp thế giới.

Giờ đây, để đưa Ấn Độ vào danh sách những quốc gia tổ chức một trận đấu của NBA, hiển nhiên là NBA sẽ phải xây dựng những nền tảng vững chắc cho cuộc tấn công sắp tới của họ. Và một trong những biện pháp đầu tiên mà NBA tính tới là sử dụng mạng xã hội, không chỉ để quảng bá mà còn nhằm thăm dò xu hướng của người hâm mộ.

Ấn Độ vẫn là một thị trường mới cho NBA

Bên cạnh đó là thông qua sự hiện diện của các công ty cung cấp trang phục và dụng cụ thể thao như Nike, Adidas, Reebok và Under Armour khi chính những công ty này xâm nhập vào các thị trường mới. Và gương mặt đại diện cho Nike, Adidas, Reebok và Under Armour là ai? Chính là Kobe Bryant, LeBron James và Stephen Curry, những ngôi sao của NBA.

“Nike, Under Armour và Adidas có thị phần lớn ở Trung Quốc và họ đã làm rất tốt công việc tiếp thị của mình bằng cách đưa những VĐV tới đó. Đấy là một công việc mà chúng tôi không thể làm được," ông LaRocca thừa nhận. “Kobe (Bryant) đã có mặt tại Trung Quốc nhiều lần cùng với Nike, Steph Curry với Under Armour, vì thế, nhờ sự hợp tác của chúng tôi, mối quan hệ của chúng tôi với những công ty này, họ đã giúp chúng tôi mở rộng ảnh hưởng của bóng rổ."

Cuối cùng và không kém phần quan trọng, NBA phải tìm ra được một ngôi sao sẽ giúp họ trở nên nổi tiếng hơn. Đây là lí do giải thích tại sao NBA đã mở rộng mạng lưới tìm kiếm tài năng trên toàn thế giới và chương trình Basketball Without Borders đã mang 52 học sinh trung học từ 27 quốc gia ở châu Phi, châu Mỹ, châu Á và châu Âu tới NBA All-Star Game để giúp họ thể hiện tài năng trước sự chứng kiến của các chuyên gia.

  

NBA tìm kiếm ngôi sao ở Ấn Độ

Cũng vì thế mà không có gì ngạc nhiên khi danh sách mở màn mùa giải năm nay của NBA có đến 100 VĐV quốc tế từ 37 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hay cả 30 đội bóng đều có ít nhất 1 VĐV quốc tế.

Tuy vậy, điều bất ngờ nhất là không có một VĐV bóng rổ nào từ Ấn Độ hay Trung Quốc, hai quốc gia đông dân nhất thế giới. Với Trung Quốc, họ không còn tạo ra được một ngôi sao nào mới kể từ khi Yao Ming giải nghệ vào năm 2011, để rồi giống như Ấn Độ, họ cũng đang đi tìm một Yao mới.

Đó là một thách thức không hề nhỏ nhưng như ông LaRocca thừa nhận, cách tiếp cận thị trường hiệu quả nhất là nếu thị trường đó có một ngôi sao địa phương để họ thần tượng. Trung Quốc là Yao, Tây Ban Nha là anh em nhà Gasol, Pháp là Tony Parker và Đức là Dirk Nowitzki.

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm

CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

Cơ quan chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

79 Hàng Trống, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

Văn phòng giao dịch: 269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Điện thoại: 024.32669666

Email: info@vietcontent.com.vn

VPĐD tại TP. Hồ Chí Minh Số 16A, đường Lê Hồng Phong, P.12, Q.10, TP.HCM

Điện thoại: 028 6651 2019

GP số: 230/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 10/05/2016.

Người chịu trách nhiệm nội dung: Bà Trần Thùy Chi

Thỏa thuận chia sẻ nội dung. Chính sách bảo mật

Báo giá quảng cáo: tải tại đây

Liên hệ quảng cáo, truyền thông, hợp tác kinh doanh: 0912 075 444

Email: kinhdoanh@sport24h.com.vn

269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội