Nhân ngày 20/11: Tản mạn về NBA và nghề giáo

chủ nhật 20-11-2016 15:15:00 +07:00 0 bình luận
Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Webthethao.vn xin được tổng hợp vài câu chuyện về NBA nhằm mang lại góc nhìn khác về “thế giới của những người khổng lồ”.

Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Webthethao.vn xin được tổng hợp vài câu chuyện tản mạn về NBA với nghề gõ đầu trẻ, hi vọng sẽ mang lại cho bạn đọc những góc nhìn khác về “thế giới của những người khổng lồ”.

1.Giá như nền giáo dục Mỹ cũng được như NBA

Đấy là suy nghĩ tản mạn của nhà báo James Surowiecki về ngành giáo dục Mỹ trong nhiều năm qua. Hơn 40 năm gần đây, Mỹ đã có những bước tiến lớn trong nghệ thuật, công nghệ và cả thể thao, tuy nhiên hệ thống giáo dục lại có dấu hiệu đình trệ. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, mà một trong những điều quan trọng nhất chính là chất lượng giáo viên. 

Khi so sánh với giải đấu yêu thích NBA, Surowiecki đã nhận ra cách đào tạo các vận động viên chuyên nghiệp chính là yếu tố quan trọng khiến hệ thống giải đấu ngày càng phát triển theo hướng bài bản và mang đậm tính khoa học.

Đối chiếu với các nền giáo dục được đánh giá cao như ở Israel, quốc gia này cũng áp dụng phương pháp đào tạo tiên tiến dành cho giảng viên và thu được nhiều thành quả trong vài thập kỷ qua. 


Nhà báo nổi tiếng James Surowiecki, người được đánh giá cao bởi những quan điểm cải cách.

Vì thế, nếu cần tìm hình mẫu về sự phát triển con người, ngành giáo dục Mỹ hoàn toàn có thể học hỏi và áp dụng chiến lược xây dựng nhân sự theo mô hình kiểu NBA.

Tuy nhiên, nhiều người sẽ thắc mắc là làm thế nào để giáo viên có thể cải thiện bản thân giống như cách của một cầu thủ chuyên nghiệp NBA? Surowiecki đã lấy ví dụ ở 3 phương pháp sau đây:

- Tự cải thiện bằng băng ghi hình

Các ngôi sao NBA thường dành phần lớn thời gian để phân tích các băng ghi hình những trận đấu đã qua, cả về đối thủ lẫn bản thân. Trong quá trình phân tích, họ luôn có sự hỗ trợ của các huấn luyện viên – những người sẽ chỉ cho họ thấy sai lầm, khiếm khuyết trên sân đấu và đưa ra những đề nghị cải thiện. Điều này giúp các vận động viên hiểu biết hơn về ưu nhược điểm của chính mình nhằm có sự tinh chỉnh hoàn thiện kỹ năng. 


Những ngôi sao như Curry thường xem lại băng ghi hình để hoàn thiện bản thân.

Phương pháp này cũng đã được thí nghiệm ở một vài trường học để giúp giáo viên tự nhìn thấy được quá trình giảng dạy của mình. Quan sát được đủ các phản ứng của học sinh, sự tương tác của họ với tiết học, tìm ra những điểm chưa hợp lý trong cách thức đứng lớp của bản thân…, đó đều là những công dụng của việc phân tích băng ghi hình góp phần cải thiện khả năng của giáo viên.

- Kết hợp mô hình làm việc nhóm

Trong thể thao, ý thức đồng đội luôn được thể hiện rõ ràng bởi các tuyển thủ khoác lên mình những áo đấu giống nhau và  cùng hướng đến mục đích chung.

Nhưng trên lớp học, giáo viên đôi khi quên mất chính bản thân cũng đang là một phần của cả “đội”. Chuyên gia Elizabeth Green cũng từng nói rằng “ không có giáo viên nào làm việc một mình mà lại thành công”.


Giáo viên cần học cách làm việc nhóm như tinh thần đồng đội ở NBA.

Vậy để có được phương pháp triệt để hơn nhằm gợi nhớ cho giáo viên về ý thức đồng đội, một số trường học từng thử áp dụng mô hình 1 phụ giảng ngồi ở cuối lớp học để cung cấp cho giảng viên chính những phản hồi, tương tác của học sinh, ví dụ như một ý kiến nhỏ hay một phản ứng chưa hài lòng về bài giảng… Bên cạnh đó, phương pháp này cũng khiến cho giáo viên có trong đầu khái niệm làm việc nhóm.

- Sáng tạo trong phương pháp giảng dạy

Các vận động viên chuyên nghiệp luôn có nhiều cách thức huấn luyện sáng tạo và được đầu tư khoa học để cải thiện từng phẩm chất của họ. Đáp ứng nhu cầu như thế của hàng triệu giáo viên trên toàn nước Mỹ không phải chuyện đơn giản, nhưng vẫn có thể làm được nếu sử dụng các nguồn tài nguyên đang có như Hệ thống nguồn thư viện IMPACT của trường Công Lập Columbia… luôn có những công cụ tiện ích, vấn đề chỉ nằm ở việc sáng tạo trong cách khai thác chúng mà thôi.

2. Những ngôi sao NBA có thể trở thành người thầy giỏi

Cựu huấn luyện viên Celtics, Doc Rivers từng nói với phóng viên ESPN rằng Kevin Garnett  - một trong những tiền vệ xuất sắc nhất NBA trong thập kỷ qua sẽ có một vị trí trong ban huấn luyện đội bóng Los Angeles Clippers nếu anh muốn.

Đáng nói hơn, Doc Rivers - HLV hiện tại của Clippers còn muốn mời mọc thêm cả Tim Duncan, kình địch lớn nhất của Kevin Garnett vào vai trò giảng dạy khả năng chỉ huy đội bóng cho các cầu thủ trẻ.


Kevin Garnett (trái) và Tim Duncan (phải) sẽ có nhiều điều để truyền đạt cho lứa cầu thủ trẻ của NBA.

“ Bạn sẽ luôn tìm thấy vị trí phù hợp cho một chàng trai như Garnett, người luôn có tiếng nói mạnh mẽ, rõ ràng và đầy sức ảnh hưởng trong phòng thay đồ. Anh ấy sẽ là một giáo viên tuyệt vời trong các buổi tập. Anh ấy nên bắt đầu từ một buổi dạy về phẩm chất thủ lĩnh. Các cầu thủ trẻ của NBA nên hiểu rõ cốt lõi của việc thế nào là một cầu thủ tốt nhất hay thế nào là một thủ lĩnh giỏi nhất. Nếu có thêm Tim Duncan, họ có thể cùng nhau chỉ cho mọi người thấy được những góc nhìn và cách giải quyết các vấn đề tưởng chừng như trái ngược”, Doc Rivers chia sẻ.

Cuối cùng, ông cũng cho rằng Garnett sẽ là một thầy giáo giỏi bởi trong anh có một niềm đam mê khát khao lớn với bóng rổ mà ai cũng có thể nhìn thấy.

3.Phát minh bóng rổ là một thầy giáo

Vào đầu tháng 12 năm 1891, James Naismith - một giáo viên thể chất tại Trung tâm huấn luyện quốc tế YMCA đã cố gắng nghĩ ra một trò chơi giúp các học viên vận động giải trí trong những ngày mưa lạnh giá của mùa đông miền Bắc nước Mỹ. Tuy trước đó đã có nhiều môn thể thao trong nhà nhưng các học viên đều phàn nàn là họ đã cảm thấy chúng quá nhàm chán.

Sau 2 tuần suy nghĩ, Naismith đã cho ra đời một môn thể thao mới lấy ý tưởng từ những môn đã có như bóng chày, khúc côn cầu hay bóng bầu dục- những môn thể thao không chỉ dựa vào sức mạnh của từng cá nhân, mà còn phải thể hiện được sự khéo léo và tinh thần đồng đội của người chơi. 


Giáo sư James Naismith đến từ Canada.

Ông đã chọn 2 cái thùng làm bằng gỗ hồng đào và treo bên cạnh ban công của gian đại sảnh để làm rổ. Sau đó, ông tập hợp các sinh viên và giáo viên của Trung tâm thành một nhóm gồm 18 người, chia họ ra làm 2 đội, mỗi đội có 9 người, và chỉ định đội trưởng của mỗi đội. Nhiệm vụ của hai đội lúc này là phải tìm cách đưa được bóng (lúc này là quả bóng đá) vào rổ của đội kia.

Môn thể thao mới bao gồm những điều luật cơ bản đó là: Trò chơi được chơi với quả bóng tròn và chơi bằng tay, đấu thủ không được cầm bóng chạy, bất kỳ một đấu thủ nào cũng có thể chiếm một vị trí bất kỳ trên sân thi đấu ở mọi thời điểm, không có va chạm cơ thể giữa 2 đấu thủ, và mục tiêu đưa bóng vào là 2 cái rổ được đặt nằm ngang cao hơn mặt sân..

Đó chính là khởi nguồn của bóng rổ. Sau hơn một trăm năm tồn tại, môn thể thao này đã có nhiều thay đổi so với thời điểm ban đầu. Với tính hấp dẫn vốn có, bóng rổ đã trở thành sở thích của người Mỹ và hiện họ đang có giải đấu chất lượng nhất thế giới là NBA.

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm

CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

Cơ quan chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

79 Hàng Trống, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

Văn phòng giao dịch: 269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Điện thoại: 024.32669666

Email: info@vietcontent.com.vn

VPĐD tại TP. Hồ Chí Minh Số 16A, đường Lê Hồng Phong, P.12, Q.10, TP.HCM

Điện thoại: 028 6651 2019

GP số: 230/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 10/05/2016.

Người chịu trách nhiệm nội dung: Bà Bùi Thu Hường

Thỏa thuận chia sẻ nội dung. Chính sách bảo mật

Báo giá quảng cáo: tải tại đây

Liên hệ quảng cáo, truyền thông, hợp tác kinh doanh: 0912 075 444

Email: kinhdoanh@sport24h.com.vn

269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội