20 điều thú vị cần biết về Paralympic Games

thứ hai 16-8-2021 10:19:24 +07:00 0 bình luận
Ngay sau Olympic Tokyo, đại hội thể thao người khuyết tật Paralympic cũng diễn ra tại Nhật Bản trước sự háo hức của hàng nghìn VĐV. Cùng điểm qua những điều cần biết về Paralympic 2020.

Paralympic Tokyo 2020 diễn ra từ 24/8 đến 5/9/2021 tại Nhật Bản. Đại hội có 539 nội dung của 22 môn thể thao và được tổ chức ở 21 điểm thi đấu.

Đoàn thể thao người khuyết tật Việt Nam cũng sẽ dự đại hội này với 15 thành viên, trong đó có 7 VĐV tham dự ở ba môn gồm: Võ Thanh Tùng, Trần Thị Bích Như, Đỗ Thanh Hải (bơi), Lê Văn Công, Châu Hoàng Tuyết Loan (cử tạ), Cao Ngọc Hùng, Nguyễn Thị Hải (điền kinh).

Theo lịch, đoàn Việt Nam sẽ lên đường sang Nhật Bản tranh tài từ 19/8/2021.

Dưới đây là những điều cần phải biết về Paralympic:

1. Cầu lông và taekwondo sẽ lần đầu ra mắt Paralympic tại Tokyo 2020.

2. Tokyo đi vào lịch sử là thành phố đầu tiên trên thế giới 2 lần tổ chức Paralympic Games, sau năm 1964 (cũng là năm Nhật Bản tổ chức Olympic mùa hè đầu tiên).

3. Linh vật của Paralympic Tokyo 2020 có tên là Someity, được thiết kế theo ý tưởng về một loại hoa anh đào.

4. Paralympic lần này cũng có đội tuyển người tị nạn với 6 VĐV, được dẫn dắt bởi Ileana Rodriguez (Mỹ), người từng dự Paralympic London 2012 ở môn bơi.

5. Paralympic Rio 2016 ở Brazil từng lập kỷ lục khi có đến 4,1 tỷ người theo dõi qua truyền hình. Tokyo 2020 hy vọng sẽ phá vỡ kỷ lục này bởi có nhiều hãng truyền thông hơn đã đăng ký phát sóng sự kiện.

6. Pal Szekeres (Hungary) là VĐV đầu tiên và duy nhất tính đến lúc này đã giành huy chương ở cả Olympic lẫn Paralympic khi anh giành HCV đấu kiếm xe lăn Barcelona 1992. Trước đó, anh giành HCĐ đấu kiếm nam ở Olympic Seoul 1988. Szekeres gặp một tại nạn xe buýt năm 1991 và sau đó 1 năm anh tham dự Paralympic 1992 ở Tây Ban Nha.

7. Paralympic Games được sáng lập bởi ngài Ludwig Guttmann, một bác sĩ Do Thái, người chạy khỏi chế độ Hitler ở Đức để sang Anh và sau đó mở trung tâm điều trị cột sống tại bệnh viện Stoke Mandeville.

8. Stoke Mandeville Games đầu tiên, khởi nguồn cho Paralympic, được tổ chức vào 29/7/1948 với 16 người bị thương tật tham gia môn bắn cung.

9. Stoke Mandeville Games sau đó trở thành Paralympic Games và lần đầu chính thức tổ chức ở Rome (Italia) năm 1960 với 400 VĐV đến từ 23 quốc gia.

10. Paralympic và Olympic cùng được tổ chức tại một thành phố kể từ Seoul 1988 Games (Hàn Quốc).

11. VĐV bơi Trischa Zorn (Mỹ) hiện là người giành nhiều huy chương nhất Paralympic với 55 tấm, trong đó có 32 HCV từ 1980-2004.

12. VĐV bắn súng Jonas Jacobsson (Thụy Điển) nam tuyển thủ Paralympic giành nhiều huy chương nhất với 27 tấm (17 HCV). Anh lần đầu dự Paralympic ở Arnhem (Hà Lan) năm 1980 lúc mới 15 tuổi. Sau Rio 2016, anh giải nghệ ở tuổi 51, tham dự 10 kỳ Paralympic liên tiếp.

13. Môn điền kinh có nội dung dành cho VĐV khiếm thị. VĐV cần được chạy dẫn bởi một VĐV bình thường và nối với nhau bằng một dây nắm. Tuy nhiên, khi về đích, VĐV khuyết tật luôn phải cán đích trước người chạy dẫn.

14. Tuyển thủ bóng bàn Ibrahim Hamato (Ai Cập) được coi là VĐV Paralympic đặc biệt nhất khi anh không có tay và phải ngậm cán vợt bằng miệng để thi đấu ở Rio 2016.

15. Sherif Osman cũng của Ai Cập được coi là huyền thoại ở môn cử tạ hạng 59kg nam khi nâng được mức 200kg, gần gấp 4 lần trọng lượng cơ thể anh (tương đương 140 túi bột mỳ). Việt Nam cũng có hai đô cử dự Paralympic Tokyo 2020 là Lê Văn Công và Châu Hoàng Tuyết Loan.

16. Natalie du Toit (Nam Phi) trở thành VĐV bơi cụt chân đầu tiên trên thế giới giành chuẩn tham dự Olympic mùa hè Bắc Kinh 2008. Sau đó chị tham dự Paralympic tại Trung Quốc và giành HCV ở cả 5 nội dung tham dự. Natalie du Toit giải nghệ sau London 2012 và giành tổng cộng 13 HCV Paralympic.

17. Tokyo 2020 Paralympic Games lập kỷ lục về số lượng nữ VĐV tham dự khi chiếm tỷ lệ 40,5%. 5 năm trước tại Rio 2016, có 1.671 nữ VĐV (chiếm 38,6%). Còn năm nay là 1.782 nữ VĐV.

18. Kỷ lục thế giới môn đẩy tạ hiện là 310kg, được thiết lập ở hạng cân 107kg nam do cố VĐV Siamand Rahman (Iran) tại Paralympic Rio 2016.

19. Natalia Partyka là nữ VĐV Paralympic từng 5 lần vô địch quốc gia Ba Lan và chị từng tham dự cả Thế vận hội mùa hè 2008, 2012 và 2016 ở môn bóng bàn nữ.

20. Đoàn Việt Nam tham dự Paralympic Tokyo 2020 với 7 VĐV và phấn đấu có huy chương. Tại Rio 2016 trên đất Brazil, đoàn Việt Nam giành 1 HCV, 1 HCB và 2 HCĐ. Tấm HCV đầu tiên trong lịch sử thuộc về lực sĩ Lê Văn Công ở môn cử tạ. HCB thuộc về Võ Thanh Tùng ở môn bơi lội còn 2 HCĐ của VĐV Cao Ngọc Hùng ở môn ném lao nam và Đặng Thị Linh Phượng môn cử tạ.

Lê Văn Công, Cao Ngọc Hùng (ảnh trên) và Võ Thanh Tùng là những niềm hy vọng huy chương của đoàn Việt Nam tại Paralympic Tokyo 2020.

Tú Hân
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm

CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

Cơ quan chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

79 Hàng Trống, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

Văn phòng giao dịch: 269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Điện thoại: 024.32669666

Email: info@vietcontent.com.vn

VPĐD tại TP. Hồ Chí Minh Số 16A, đường Lê Hồng Phong, P.12, Q.10, TP.HCM

Điện thoại: 028 6651 2019

GP số: 230/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 10/05/2016.

Người chịu trách nhiệm nội dung: Bà Bùi Thu Hường

Thỏa thuận chia sẻ nội dung. Chính sách bảo mật

Báo giá quảng cáo: tải tại đây

Liên hệ quảng cáo, truyền thông, hợp tác kinh doanh: 0912 075 444

Email: kinhdoanh@sport24h.com.vn

269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội