Ngày hôm qua (09/11), tuyển thủ QG Thanh Hiền đã có buổi làm việc với lãnh đạo CLB Đồng Tháp về chuyện đi ở. Theo đó, cầu thủ này muốn tự do sẽ phải đền bù hợp đồng với giá 4,5 tỷ đồng.
Dù chưa có công văn chính thức từ lãnh đạo tỉnh nhưng gần như chắc chắn đội bóng ở nơi tận cùng Tổ quốc sẽ được cứu nhờ “thay áo mới”. Và họ sẽ xin VFF để được thi đấu giải hạng Nhất 2016, sau khi lên hạng rồi gửi công văn xin rút lui ngày 20/10/2015 do không có tiền.
“Do bộ phận văn thư của CLB không nắm rõ vấn đề nên đã dùng câu chữ không chuẩn trong soạn thảo thông báo gửi cho Bửu Ngọc, dẫn đến bị hiểu nhầm và bỗng nhiên ầm ĩ chứ chẳng có gì rắc rối hay phức tạp cả…”.
Theo góc nhìn của Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT Vương Bích Thắng, “bản án” đối với Quế Ngọc Hải không nhắm tới một cá nhân cụ thể mà mục đích phải là phòng chống bạo lực sân cỏ đang có xu hướng gia tăng. Và ngành thể thao sẽ có chỉ đạo trong chức năng của mình để VFF xem xét điều chỉnh cách thức, quy trình cùng các nội dung của việc xử lý kỷ luật sao cho phù hợp, chặt chẽ và khả thi…
Không phải B.Bình Dương hay HN.T&T, T.Quảng Ninh mà XSKT.Cần Thơ mới là đội bóng “đốt tiền” nhiều nhất ở V.League 2015 và họ đang tiếp tục “làm loạn” thị trường chuyển nhượng khi bắt tay vào chuẩn bị mùa giải mới.
Được bao trọn gói dịch vụ cho ca mổ, từ phiên dịch, thuê phòng ở cho đến người giúp việc… nên một mình sang Singapore phẫu thuật đầu gối và đó là lý do Anh Khoa gặp không ít rắc rối và chỉ biết tự mình ứng phó.
Theo phán quyết không giống ai của Ban Kỷ luật VFF, số tiền mà Quế Ngọc Hải phải trả cho chấn thương của Anh Khoa có thể không dừng ở con số 830 triệu mà vọt lên đến 1 tỷ, 2 tỷ và thậm chí là… vô cùng.
Để đòi lại công bằng, Ngọc Điểu và Đức Linh đã phải trả cái giá rất đắt, khi sự nghiệp bị gián đoạn và đánh mất cơ hội nghề nghiệp, cuộc sống và tương lai bị ảnh hưởng nặng nề…
Ở các nền bóng đá, mỗi khi Ban Kỷ luật xử án luôn triệu tập các đương sự để đối chất, giải trình để có thể bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Tuy nhiên, với BĐVN và Ban Kỷ luật VFF thì bước đi này không tồn tại.
Từng 2 lần gặp biến cố trong hành trình biến giấc mơ cùng trái bóng tròn thành hiện thực, Văn Thành đã không đầu hàng để tìm cách khẳng định mình, vươn lên. VCK U.21 QG 2015 với danh hiệu “Cầu thủ xuất sắc nhất” là một ví dụ…
Quế Ngọc Hải đã đúng khi đứng ra nhận trách nhiệm sau cú tắc bóng khiến Anh Khoa phải lên bàn mổ và 1 năm chữa trị. Án tại hồ sơ và Ban Kỷ luật (BKL) VFF cũng đã tuyên án nhưng đằng sau án phạt “có 1 không 2” này, xác định ai có lỗi thì lại là cả một câu chuyện bi hài.
Được cho là độc đoán, bỏ ngoài tai mọi ý kiến đóng góp của đồng nghiệp và giới chuyên môn, ông Phạm Minh Đức - HLV trưởng U.21 Báo Thanh Niên VN đang tạo ra sự chia rẽ nội bộ ngay khi đội bóng vừa thành lập?
Vừa giành quyền thăng hạng Nhất 2016, Cà Mau bỏ giải và giải tán đội bóng với lý do thiếu kinh phí, quyết định mà theo chia sẻ của HLV Dương Hữu Cường là “rất đau đớn”. Song với những gì diễn ra và thực tế, việc giải tán ngay sau khi lên hạng cũng là bình thường.
Ảnh hưởng nặng nề vụ 6 cầu thủ bán độ ở mùa trước, cộng thêm lãnh đạo chủ quan và HLV Trần Bình Sự bất lực, Đồng Nai đã rớt hạng trong một mùa bóng “thật giả khó lường” mà bất kỳ đội nào tính sai một nước cờ là phải… “chết”!
Hội nghị Ban chấp hành VFF, khi Phó Chủ tịch phụ trách chuyên môn Trần Quốc Tuấn xin rút khỏi chức vụ Chủ tịch Hội đồng HLV quốc gia thì bầu Đức liền đề nghị HLV Lê Thụy Hải ngồi vào thế vai.
Đặt niềm tin lớn và gần như giao khoán cả 2 ĐTQG cho 2 chuyên gia người Nhật với hy vọng gặt hái thành công, nhưng sự thật phơi bày trước mắt VFF là bóng đá nam rơi tự do trên đấu trường khu vực, còn bóng đá nữ cũng đang… “nổi sóng”.
Mới rồi, Bộ trưởng Bộ GTVT – Đinh La Thăng “mắng” cấp dưới một trận tơi bời. Đầu tiên là Vụ Vận tải (Bộ GTVT) chưa thực hiện chỉ đạo bỏ quy định chấp thuận tuyến vận tải của theo Thông tư 63.
Khi bóng đá bắt đầu “mở cửa”, nếu như có những con số thống kê cụ thể được công khai, có lẽ CLB Hải Phòng mới chính là đội “phá rào” bạo chi nhất phía Bắc và có thời còn được ví như “kinh đô” của V.League. Thế nhưng, cái thời kỳ vung tiền mạnh tay ở đất Cảng đã không còn nữa, thay vào đó họ không khác gì “đội bóng quốc dân”, sống bằng tiền ngân sách.
Ông Miura có giỏi hay không? Rất khó trả lời câu hỏi ấy và cũng không nhất thiết phải đi tìm đáp án. Nhưng nếu chỉ nhìn vào những gì ông Miura đã và đang làm, có thể thấy quan điểm, triết lý cầm quân của ông “lệch pha” đáng kể với BĐVN.
Năm 2012, PCT tài chính VFF khoá VI Lê Hùng Dũng đã bày tỏ ý định “mời thầy Nhật” về dẫn dắt ĐTVN. Đến năm 2014, khi trở thành Chủ tịch VFF khóa VII, ông Dũng lập tức cụ thể hoá chiến lược này. Thầy Nhật, chắc chắn phải là thầy Nhật.
Nhân câu chuyện đang nóng về HLV Miura gặp khó khăn ở Việt Nam, một người bạn tôi – từng có thời gian làm việc với các chuyên gia Nhật Bản – nói rằng: “Để hòa hợp với chuyên gia Nhật, người lao động Việt cần thay đổi “tam thức”: Đó là kiến thức, nhận thức và ý thức”.
Chuyện kể rằng sau trận hoà với ĐTVN, phòng thay đồ của đội khách ầm ĩ như “chợ”. Những tiếng quát tháo, tranh cãi và tiếng động lạ và những biểu hiện của cầu thủ trên sân cho thấy Iraq bất ổn gì đó.
Nguyên Mạnh quay lại quát tháo Tiến Thành vì pha đốt lưới nhà. Đây không phải là lần đầu tiên, thủ thành người Nghệ An này phản ứng gay gắt với những sai lầm của đồng đội, vì trước đó trận gặp Iraq, khi Tiến Duy để tay chạm bóng trong vòng cấm những giây cuối cùng, Nguyên Mạnh cũng gào lên trong uất ức trong khi trước đó, nhiều cầu thủ thất vọng và phản ứng ra mặt sau tình huống xử lý bất hợp lý của Công Vinh.
“Tôi xin nhận trách nhiệm về thành tích của SHB.Đà Nẵng ở mùa giải 2015”, HLV Lê Huỳnh Đức ngắn gọn sau trận đấu khép lại mùa giải 2015 trước FLC Thanh Hóa trên sân Chi Lăng. Nó khái quát cho thất bại ê chề của đội bóng sông Hàn ở mùa này.
Dù chưa chính thức nhận được kết luận từ cơ quan điều tra Bộ công an (C45) về đơn thư tố cáo 2 quan chức VFF nhận hối lộ và có nhiều sai phạm nhưng theo người tố cáo là ông Nguyễn Văn Chương, nếu C45 có quyết định vô tội với người bị tố cáo, ông mong mình… bị kiện ngược.