Với 2 lần Nguyễn Diệp Phương Trâm vượt mặt Ánh Viên với 2 thông số kỷ lục tại giải VĐQG 2015, HLV Đặng Anh Tuấn cho rằng đó là thành quả xứng đáng, gắn với sự tiến bộ rõ rệt của kình ngư 14 tuổi này. Thế nhưng, thầy “ruột” của Ánh Viên khẳng định để Phương Trâm có thể trở thành một “Ánh Viên 2.0” lại là chuyện hoàn toàn khác.
Từng là tội đồ và nạn nhân của vụ anh mang tên em tập luyện thi đấu 13 năm gây chấn động làng thể thao năm 2005; từng bị ruồng bỏ, rơi vào cảnh tay trắng. Thế nhưng, Phương đã vượt qua nghịch cảnh để làm chủ cuộc đời, trở thành thạc sỹ – giảng viên Đại học.
Thành quả 1 HCV, 1 HCB và 1 HCĐ của Ánh Viên tại Đại hội Thể thao Quân sự thế giới cũng không thể che giấu được tình trạng quá tải và suy kiệt thể lực. Nỗi khổ “con độc” cùng bệnh thành tích của một nền thể thao đang thể hiện rõ ở siêu kình ngư này.
Vài năm trở lại đây, có tới hàng chục VĐV nhiều môn khác nhau đều thuộc diện ít tên tuổi bất ngờ tỏa sáng trong vai người mẫu, người đẹp và nhiều chuyên gia đã ví von: Ai muốn thành công tại các cuộc thi nhan sắc, cách tốt nhất phải thông qua… thể thao.
Việc cựu võ sỹ đang làm HLV ĐTQG taekwondo Nguyễn Văn Hùng suốt 8 năm nay dù chỉ tập luyện thi đấu kiểu tài tử vẫn luôn là cầu thủ hay nhất cho thấy bóng rổ Việt Nam thảm tới mức nào.
Lừu Thị Duyên “thách đấu” tuyển thủ Hàn Quốc ; Linda Trương lần thứ 9 về nước tranh tài ; Anh em Lịch/Lan được “miễn” giải VĐQG
Vụ lùm giữa kình ngư Nguyễn Diệp Phương Trâm và Trung tâm Thể thao dưới nước Yết Kiêu đã có diễn biến mới khi gia đình gửi đơn xin cứu xét lên Sở Văn hóa & Thể thao TP.HCM và chủ động đề xuất mức đền bù 240 triệu đồng, thay vì chỉ hơn 100 triệu đồng.
Cầu thủ Công Vinh rồi mới đây nhất là tay vợt Linh Giang phải trả giá đắt vì vái lạy trọng tài của mình. Thế nhưng, có một ông thầy bóng chuyền – HLV kỳ cựu Bùi Quang Ngọc nhiều lần có hành vi phản cảm tương tự mà không hề hấn gì.
Hàng trăm ông thầy ngoại trong 2 thập kỷ mới có duy nhất một trường hợp chủ động xin từ chức vì không hoàn thành nhiệm vụ. Đó là chuyên gia người Hàn Quốc, Kim Jae Sik của ĐTQG taekwondo.
Tuyển thủ bóng bàn 27 tuổi vừa lập nên một kỷ lục độc nhất vô nhị với tấm HCV đơn nữ thứ 10 trong 11 mùa VĐQG. Tuy nhiên, ngôi sao số 1 – là cháu của huyền thoại Mai Văn Hòa – này cao nhất cũng mới chỉ giành được 1 tấm HCĐ SEA Games.
Đây sẽ là môn thứ 2 sau bóng đá xây dựng Trung tâm đào tạo VĐV quốc gia, nhằm có được 3-5 võ sỹ đẳng cấp thế giới ở mỗi hạng cân trong 5 năm. Liên đoàn Boxing Việt Nam vừa ra đời, cũng lên kế hoạch tổ chức các trận “thách đấu” tầm cỡ vào năm tới.
Boxing nam được khôi phục trở lại vào 2002 sau 8 năm ròng bị cấm hoạt động do sự cố vỡ sới tại giải VĐQG 1994. Việc gây dựng boxing nữ cũng được đặt ra ngay từ khi ấy song đã vấp phải rất nhiều ý kiến phản đối, cho rằng nó nguy hiểm, bạo lực và không phù hợp với phụ nữ Việt Nam.
Ngoài nền tảng thua kém tới 10-20 năm, một yếu tố quyết định khác vừa là gốc mà cũng là ngọn: Kinh phí. Nguồn lực tài chính cho thể thao của Việt Nam không bằng 1/3 của người Thái, chưa tính việc huy động nguồn lực xã hội hóa thua sút.
Giải Trẻ Mỹ mở rộng 2015: Hoàng Nam thua tiếp vòng 1 đôi nam; Ánh Viên “tranh thủ” tập huấn tại Nhật Bản
Bóng chuyền nữ Thái Lan đứng 12 thế giới, từng 2 lần vô địch châu Á còn Việt Nam lại yên vị ở SEA Games với 8 trận chung kết liên tiếp thảm bại trước chính đối thủ quá mạnh này.
Từ bóng đá, bóng chuyền, cầu lông đến tennis, golf…, như thừa nhận của chính người trong cuộc, Việt Nam đều đang đi sau người Thái một khoảng 10-20 năm về thành tích, nền tảng và trình độ phát triển.
Có một nỗi đau thế này, sau một loạt những cố gắng của bóng đá Việt Nam (nhưng sau đó thất bại), đã có NHM tỏ ra mệt mỏi chốt một câu nghe lạnh người: Bóng đá không phù hợp với người Việt Nam.
Vật là môn truyền thống số 1 của TTVN mà riêng ở đấu trường SEA Games mạnh tới mức bất cứ đô vật nào dự tranh cũng gần như cầm chắc HCV. Thậm chí, một số kỳ Đại hội như SEA Games 28, nước chủ nhà quyết định loại môn này khỏi chương trình thi đấu cũng bởi sợ… Việt Nam.
Thừa nhận việc mở rộng đối tượng tập luyện và đào tạo VĐV trẻ đang là điểm yếu và khó khăn lớn nhất của golf Việt Nam, ông Hảo cho biết chỉ có thể đột phá với các Học viện theo mô hình xã hội hóa.
Việt Nam quy hoạch 96 sân golf đến năm 2020; Cả nước mới có 30.000 người chơi golf
Nguyễn Thảo My được đánh giá là gương mặt hiếm hoi có thể tiếp bước Trần Lê Duy Nhất trở thành một golf thủ chuyên nghiệp. Qua 5 năm ăn tập, My đã giành suất dự tranh giải trẻ thế giới, đứng thứ 11 đơn nữ SEA Games 28 – thành tích cao nhất của môn này tại sân chơi khu vực.
“Nữ hoàng Kata” Hoàng Ngân tái xuất; Ngọc Diễm “cày ải” tại giải hạng dưới ; Quốc Toàn thay Kim Tuấn tranh huy chương châu Á
Siêu kỳ thủ Quang Liêm đang tập luyện, thi đấu theo kiểu chuyên nghiệp nửa vời còn ngôi sao cầu lông Tiến Minh đã chạm tới đáy của sự nghiệp. Cả một nền thể thao vốn phụ thuộc đến mức lệ thuộc vào những “con độc”, ngay lập tức lãnh đủ.
Kỳ thủ số 1 Việt Nam chưa bao giờ đặt mục tiêu tiền thưởng trong sự nghiệp cờ vua vì điều kiện cùng quan điểm riêng. Và hiện tại, mức thu nhập tiền tỷ mỗi năm của Liêm chỉ còn vài trăm triệu.
Lê Quang Liêm là tuyển thủ duy nhất mà ngành thể thao đang rơi vào tình thế mất kiểm soát. Việc dự tranh, kể cả các giải đấu quan trọng nhất của ĐTQG, cũng hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân kỳ thủ này.