Sau cuộc chiến trụ hạng bất thành, số phận Đồng Nai bây giờ chẳng khác nào “chỉ mành treo chuông”, khi đội bóng này đang đối diện với nguy cơ đi vào “vết xe đổ” của nhiều đội bóng khác: Giải tán sau khi không trụ lại được ở V.League.
Đội bóng xứ Nghệ chấp nhận chi đến 4 tỷ đồng để giữ chân một trụ cột. Hợp đồng ký với Nguyên Mạnh đã làm bất ngờ rất nhiều người và nó cho thấy sự thay đổi, tầm nhìn của SLNA.
Sau BTV Cup 2015, B.Bình Dương vẫn chưa tìm được một ngoại binh nào ưng ý nhưng đã có liền 2 nội binh mới là hậu vệ Trương Huỳnh Phú (Đồng Nai) và thủ môn Trần Đức Cường (SLNA)
Hàng loạt đội bóng đang theo đuổi sát sao Ngô Hoàng Thịnh sau khi tiền vệ này quyết định chia tay SLNA
Có một nghịch lý đáng ngạc nhiên khi HLV Miura “vi hành” đến các sân để xem V.League, tuyển chọn quân cho các ĐTQG: Ông luôn đi một mình, chỉ biết cắm cúi ghi chép.
Sau một mùa bóng phải đến tận vòng cuối mới trụ hạng thành công, XSKT.Cần Thơ đang là đội bóng ráo riết “săn” tân binh nhất trên thị trường chuyển nhượng.
Ảnh hưởng nặng nề vụ 6 cầu thủ bán độ ở mùa trước, cộng thêm lãnh đạo chủ quan và HLV Trần Bình Sự bất lực, Đồng Nai đã rớt hạng trong một mùa bóng “thật giả khó lường” mà bất kỳ đội nào tính sai một nước cờ là phải… “chết”!
Xác định là đội bóng “sinh sau đẻ muộn”, chỉ có thể lấy thứ bóng đá tử tế để lôi kéo khán giả, QNK.Quảng Nam mang sứ mệnh cao cả là vớt vát cái sạch cho “cái ao” V.League. Và họ đã làm tốt sứ mệnh cao cả trên, dù thành tích không hề tốt.
Tháng 11 tới đây ngành thể thao dự kiến mở một hội nghị, được cho là “Hội nghị Diên Hồng” về bóng đá nhằm đánh giá thực trạng và bàn giải pháp cứu bóng đá nước nhà khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay.
Để chuẩn bị cho mùa giải mới, tiền đạo Văn Thắng đang được CLB Thanh Hóa tìm mọi cách để đưa anh quay về với đội bóng quê hương. Thế nhưng, ở thời điểm hiện tại Thắng rất khó trở về Thanh Hóa vì những vướng mắc trong hợp đồng với CLB XSKT.Cần Thơ.
Không còn những liều doping tiền thưởng vài tỷ đồng, chi phí sinh hoạt, luyện tập và thi đấu bị cắt giảm tối đa nhưng dưới thời HLV Trương Việt Hoàng, Hải Phòng lại chơi rất ổn định nhờ vào sức mạnh tinh thần và chiến thuật hợp lý.
Khi bóng đá bắt đầu “mở cửa”, nếu như có những con số thống kê cụ thể được công khai, có lẽ CLB Hải Phòng mới chính là đội “phá rào” bạo chi nhất phía Bắc và có thời còn được ví như “kinh đô” của V.League. Thế nhưng, cái thời kỳ vung tiền mạnh tay ở đất Cảng đã không còn nữa, thay vào đó họ không khác gì “đội bóng quốc dân”, sống bằng tiền ngân sách.
Ngồi ghế PCT phụ trách tài chính nhưng bầu Đức lại được xem là người ngoại đạo và đã nhiều lần ông bầu “tay to” này phản ứng ra mặt và bất bình về cách làm việc của VFF.
Sau khi kết thúc mùa giải, VPF tính tổng số lãi đạt được trong năm rồi chia cho các cổ đông (đội bóng tham dự) để tiếp tục đầu tư. Số tiền này sẽ không cố định, vì phụ thuộc vào hiệu quả kinh doanh của VPF. Và mùa giải 2015, VPF dự kiến sẽ có khoảng 15 tỷ đồng chia cho 14 CLB ở V.League.
Chỉ tính riêng tiền thưởng cho thầy trò HLV Nguyễn Thanh Sơn ở mùa giải 2015 là hơn 18 tỷ đồng (chính xác là 18,3 tỷ đồng). Theo quy chế thưởng, tại V.League mỗi trận thắng sân nhà, B.Bình Dương nhận 500 triệu đồng, sân khách là 600 triệu đồng và hòa là 200 triệu đồng.
Theo tiết lộ của một lãnh đạo Sở VH-TT&DL trong buổi làm việc với lãnh đạo UBND thành phố Đà Nẵng về điều chỉnh chiến lược phát triển thể thao thành tích cao Thành phố đến năm 2020 vào ngày 05/10, trung bình mỗi năm nhà trợ SHB rót cho CLB SHB.Đà Nẵng khoảng 60-70 tỷ đồng; thậm chí có những năm con số này ước chừng lên đến 100 tỷ. Bên cạnh đó, ngân sách từ Thành phố không dưới 15 tỷ/1 năm.
Nếu như V.League 2015 là “HA.GL và phần còn lại” thì mùa giải này không những thất bại về chuyên môn, hình ảnh cũng như chiến lược xây dựng, phát triển…
“Tôi không biết các bạn đá sân khách như thế nào, nhưng riêng trên sân nhà phải chơi đàng hoàng và phải thắng…”, câu nói này của bầu Đệ đã trở thành mệnh lệnh khi ông còn làm bóng đá.
Với những thành tích ấn tượng cùng thành công gặt hái được cùng U.19 VN tại các giải đấu trẻ trong 2 năm trước, Công Phượng được đánh giá là một tài năng triển vọng, một ngôi sao của tương lai. Phượng được xây dựng để trở thành biểu tượng cho thành công của HA.GL và bầu Đức, thành một ngôi sao và thần tượng trong lòng NHM Việt Nam và cả giới trẻ.
17 năm cống hiến cho BĐVN, trong đó có 5 năm cùng SHB.Đà Nẵng gặt hái không ít thành công nhưng đáp lại, cái cách mà BTC V.League và BTC sân Chi Lăng tổ chức để chia tay với một ngôi sao từng dẫn dắt ĐTVN vô địch AFF Cup 2008 như Minh Phương, ngẫm lại thấy buồn.
Dưới đây là thống kê của Thể thao 24h về số lượng khán giả đến sân, doanh thu của những SVĐ mà HA.GL đã đặt chân đến.
Trong khi các CLB thề sống thề chết một mùa bóng tối thiểu phải có 30 tỷ đồng thì bầu Đức lên diễn đàn nói con số này chỉ là 15 tỷ đồng.
Theo một con số thống kê không chính thức, trong tổng số 1,34 triệu lượt khán giả tới xem các trận đấu ở V.League 2015 thì 1/4 trong số đó đến xem HA.GL thi đấu. Nghịch lý là ở chỗ HA.GL không phải là đội ở nhóm đầu V.League, thậm chí trong phần lớn chặng đường đội bóng của bầu Đức rơi vào nhóm cầm đèn đỏ. Vậy mà HA.GL lãi, một phần có được từ lượng khán giả khủng trong cả mùa.
“Không phải những thành viên tham dự cuộc chơi mà chính sự lỏng lẻo, thiếu năng lực từ bộ máy điều hành, quản lý đã và đang khiến cả một nền bóng đá bị tụt lùi, mất chất so với những gì gây dựng trước đó”, cựu Ủy viên BCH VFF, cựu danh thủ Vũ Mạnh Hải đã có những nhìn nhận thẳng thắn về BĐVN thời điểm hiện tại.
Bao nhiêu điều to tát, tốt đẹp, cuối cùng thực tế với những trận đấu “bốc mùi” giống như những cái tát vào mặt. Và, đáng sợ nhất là việc những người có trách nhiệm bất lực, chống chế với điệp khúc cũ mèm “chứng cứ đâu?”…