Căng thẳng như nghề căng dây vợt tennis tại US Open

thứ tư 7-9-2016 0:20:01 +07:00 0 bình luận
Để đảm bảo những “thanh kiếm” của các tay vợt sắc bén nhất mỗi khi xuất trận, những nhân viên căng dây tại US Open cũng phải chịu nhiều áp lực rất lớn.

Để đảm bảo những “thanh kiếm” của các tay vợt sắc bén nhất mỗi khi xuất trận, những nhân viên căng dây tại US Open cũng phải chịu nhiều áp lực rất lớn.

Tại US Open, nhiệm vụ căng dây cho được trao cho nhà sản xuất dụng cụ thể thao Wilson. Khi giải đấu mởi ở vòng sơ loại, 18 kỹ thuật viên căng vợt từ khắp nơi trên thế giới có mặt tại Flushing Meadows để phục vụ các tay vợt.

Từ năm 2009, cứ đến giữa tháng 8, Dustin Tankersley lại bay từ Dalls - nơi anh sinh sống - tới New York để làm việc, một công việc mà nhiều khi phải thức dậy từ 7 giờ sáng và làm việc cho đến pha bóng cuối cùng trên sân Arthur Ashe kết thúc.

Tankersley luôn được tín nhiệm với thâm niên tại US Open đã ngót nghét 10 năm, song cũng chính vì vậy mà đôi khi những đồng nghiệp khác đã đi nghỉ, Tankersley vẫn phải ở lại làm việc .Anh chia sẻ 2013 là mùa giải khó quên khi không ít lần đứng suốt 18 tiếng/1 ngày để sửa vợt.


Dustin Tankersley căng dây vợt tại US Open

Các tay vợt thường đề nghị căng mới dây từ 6 đến 8 cây vợt, với những yêu cầu đa dạng như về chất liệu dây tổng hợp hay tự nhiên, độ căng, thời điểm nhận vợt. Nếu mọi thứ diễn ra tốt đẹp, chẳng mấy khi những người căng dây nhận được lời khen. Nhưng nếu có sai sót, Tankersley và các đồng nghiệp sẽ phải đối mặt với sự giận dữ của cả tay vợt và BTC.

Đứng đầu đội ngũ căng dây vợt của Wilson, Ron Rocchi cho biết: “Trung bình mỗi cây vợt được căng trong khoảng 18 phút. Chúng tôi có thể làm nhanh hơn nhưng chất lượng và sự ổn định mới là ưu tiên hàng đầu”.

Với những thợ căng dây tới từ nhiều quốc gia khác nhau, trong đó có Nhật Bản và Argentina, các tay vợt có thể dễ dàng đưa ra yêu cầu cho cây vợt của mình.

Rocchi, chuyên gia từng giành giải "Người căng dây vợt của năm" 2009, rất tự tin về tay nghề của các kỹ thuật viên khi phần lớn họ đều có thâm niên trong nghề. Ví dụ như Joe Heydt, chuyên gia căng vợt ở vùng Nebraska đã học căng vợt từ năm 17 tuổi tại một cửa hàng địa phương. Heydt hiện tại sở hữu riêng cửa hiệu sửa vợt tennis tại Omaha.


Kỹ thuật viên căng dây tại US Open tới từ nhiều quốc gia khác nhau

Trong ngày thi đấu đầu tiên của US Open năm nay, đội của Rocchi đã căng được số vợt kỷ lục: 514 cây. Không quan trọng vợt của Novak Djokovic hay một tay vợt trẻ, tất cả đều được chăm sóc như nhau: “Bất cứ yêu cầu gì của các tay vợt, chúng tôi đều sẵn lòng giúp đỡ”.

Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp được ưu tiên, đó là khi tay vợt đó cần căng lại dây ngay trong lúc đang thi đấu.

Như trường hợp của của John Isner, tay vợt người Mỹ từng bị đứt mất dây ở 3 cây vợt và phải nhờ cậu bé nhặt bóng mang vợt đến phòng căng dây. Khi đó, nếu tất cả đều đang bận rộn, Tankersley hoặc chuyên gia Yat Kong sẽ dừng công việc hiện tại để giúp đỡ Isner với thời gian tối đa cho phép là 20 phút.

“Họ hoạt động như một nhà máy vậy”, hạt giống số 5 Simona Halep nhận xét: “Họ làm rất nhanh, rất tốt. Mọi chiếc vợt đều được hoàn thành đúng hẹn với chất lượng cao”.

Kết thúc mỗi giải đấu, Heydt nói rằng “từng đầu ngón tay chai lại và cứng như kẹo M&M” vì phải dùng tay để nắn chỉnh lại dây sau khi đã căng xong. Công nghệ ngày nay có những dụng cụ làm điều đó nhưng Heydt vẫn thích dùng ngón tay hơn, một phần do máy móc không hiệu quả bằng cảm nhận từ chính bàn tay, ngoài ra còn bởi sở thích của từng tay vợt.


Căng dây vợt là một công việc rất áp lực

Theo Heydt và Tankersley, công việc tại Grand Slam đem đến danh tiếng và mở ra cơ hội làm ăn với những người căng vợt, song điều đó cũng không phải động lực lớn nhất. Thay vào đó, họ mong muốn có mặt tại các sân đấu để trực tiếp theo dõi các tay vợt.

Heydt từng căng dây tại Australian Open trong 7 năm nhưng phần lớn thời gian của anh là ở cạnh máy móc hoặc giường ngủ. Tình hình ở US Open cũng không khác là mấy: “Công việc nhiều lúc rất căng thẳng. Bạn phải sẵn sàng làm việc 12-14 tiếng mỗi ngày”, Heydt nói.

Đổi lại, món quà lớn nhất mà những người căng dây mong chờ chính là lời động viên từ các tay vợt. Tankersley chia sẻ khi Rafael Nadal tới khu vực căng dây vợt và nói cảm ơn, một vài đồng nghiệp không giấu nổi sự ngạc nhiên và vui mừng khi biết công việc của mình được trân trọng.

Theo Heydt: “Mỗi công việc đều có một đỉnh cao riêng, và sự tri ân từ các tay vợt chính là giá trị lớn nhất của nghề căng dây vợt”.

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm

CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

Cơ quan chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

79 Hàng Trống, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

Văn phòng giao dịch: 269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Điện thoại: 024.32669666

Email: info@vietcontent.com.vn

VPĐD tại TP. Hồ Chí Minh Số 16A, đường Lê Hồng Phong, P.12, Q.10, TP.HCM

Điện thoại: 028 6651 2019

GP số: 230/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 10/05/2016.

Người chịu trách nhiệm nội dung: Bà Bùi Thu Hường

Thỏa thuận chia sẻ nội dung. Chính sách bảo mật

Báo giá quảng cáo: tải tại đây

Liên hệ quảng cáo, truyền thông, hợp tác kinh doanh: 0912 075 444

Email: kinhdoanh@sport24h.com.vn

269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội