Bát trảm đao - Vũ khí đậm chất võ thuật

thứ sáu 22-3-2019 1:00:00 +07:00 0 bình luận
Trong số tất cả vũ khí - binh khí của nền võ thuật Trung Quốc, Bát trảm đao có lẽ là vũ khí gắn liền với võ thuật nhất.

Bát trảm đao - vũ khí và quyền thuật

Thực ra, Bát trảm đao không phải tên một món vũ khí, mà là tên một bài quyền của thứ vũ khí mà võ thuật Trung Quốc vẫn quen gọi là "song tô", "đao quai", "nhị tự song đao" hay "hồ điệp đao". Bài quyền Bát trảm đao chỉ có 8 kỹ thuật cơ bản, từ đó thiên biến vạn hóa ra các tình huống, vừa đơn giản vừa có khả năng phát triển đòn thế tốt.

Sau này, do bát trảm đao quá phổ biến, được Vịnh Xuân xem như một trong những bài quyền chính thức nên cái tên bài quyền bát trảm đao cũng bị gán dính vào vũ khí này thành tên. 

Bát trảm đao thực tế là tên bài quyền phổ biến nhất của một món vũ khí đã có quá nhiều cái tên như "Song tô", "Nhị tự song đao", "Hồ điệp đao"...

Tuy chỉ có 8 thế đao nhưng bài quyền Bát trảm đao được xem là một trong những món vũ khí khó sử dụng nhất, bởi lẽ người dùng phải thành thục được nhiều động tác, có phản xạ tốt để tận dụng được lợi thế công - thủ song toàn. Lưỡi đao thu ngược về có thể làm tấm khiên che chắn cho toàn bộ cánh tay người dùng, quai đao ôm hết nắm tay cũng giúp che chắn tốt những đòn chém loạn xạ. Trong khi đó, lưỡi đao ngắn đi đúng theo nguyên tắc "ngắn một tấc - hiểm một tấc" của võ thuật Trung Quốc, nhiều phiên bản Bát trảm đao có mũi nhọn, vừa chém vừa đâm tốt.

Bát trảm đao và võ lâm giang hồ Nam Trung Hoa.

Trong khi rất nhiều loại vũ khí vẫn thường được gọi là "binh khí" nhưng riêng bát trảm đao không hề được xem là "binh khí" - tức vũ khí của nhà binh. Tầm đánh ngắn, khó sử dụng thành thạo, Bát trảm đao gần như "mất tích" trong kho tàng binh khí Trung Quốc.

Rất nhiều tựa phim đưa Bát trảm đao vào khung hình, nhưng chắc chắn sẽ không có phim nào theo đề tài quân sự Trung Hoa đâu!

Vị trí thực sự của Bát trảm đao là ở chốn võ lâm giang hồ Nam Trung Hoa.

Có nhiều giải thuyết khác nhau về lịch sử hình thành bát trảm đao, trong số đó câu chuyện về gánh xiếc Hồng Thuyền (cũng là "thủy tổ" của Vịnh Xuân sau này - thực ra còn một giả thuyết khác là Vịnh Xuân Quyền có gốc gác từ Thiếu Lâm). Theo giả thuyết này, gánh xiếc Hồng Thuyền thời bấy giờ do thường xuyên bị cướp bóc, đụng độ thảo khấu nên sinh ra loại đao ngắn, vừa có thể chém liên hoàn, vừa có thể dễ dàng xoay trở trong những khoang thuyền chật hẹp. Độ dài và rộng của đao cũng được thiết kế sao cho... nhét vừa ống tay áo.

Có giả thuyết cho rằng Bát trảm đao được trọng dụng trong giới võ lâm giang hồ Nam Trung Hoa vì dễ ứng biến, xoay trở trong địa thế chật hẹp.

Cũng có một giả thuyết khác cho rằng Bát trảm đao xuất phát từ những vùng đông dân Nam Trung Hoa như Phật Sơn - nơi các võ phái không chỉ tranh giành tầm ảnh hưởng lẫn nhau mà còn phải chống lại nạn cướp bóc, thảo khấu. Môi trường thành thị phát triển và rộng mở, những vũ khí như thương giáo, trường đao mất lợi thế trong hẻm hốc, nhà dân... nên Bát trảm đao nhanh chóng trở thành thứ vũ khí thống trị võ lâm giang hồ, được Vịnh Xuân, Hồng Gia và Thái Lý Phật (3 trong số những dòng võ mạnh và đông võ sinh nhất thời bấy giờ) sử dụng.

Hồ Võ
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm

CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

Cơ quan chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

79 Hàng Trống, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

Văn phòng giao dịch: 269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Điện thoại: 024.32669666

Email: info@vietcontent.com.vn

VPĐD tại TP. Hồ Chí Minh Số 16A, đường Lê Hồng Phong, P.12, Q.10, TP.HCM

Điện thoại: 028 6651 2019

GP số: 230/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 10/05/2016.

Người chịu trách nhiệm nội dung: Bà Trần Thùy Chi

Thỏa thuận chia sẻ nội dung. Chính sách bảo mật

Báo giá quảng cáo: tải tại đây

Liên hệ quảng cáo, truyền thông, hợp tác kinh doanh: 0912 075 444

Email: kinhdoanh@sport24h.com.vn

269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội