Phalanx - Đội hình đã trở thành nền móng của chiến thuật quân sự thế giới
Người Hy Lạp với sự phát triển của mình đã trở thành một đất nước hùng mạnh, từ nghệ thuật, chính trị cho đến khoa học, quân sự đều phát triển đến mức cao nhất. Cũng vì vậy nên người Hy Lạp đã dẫn đầu thế giới thời cổ đại về sức mạnh quân sự và ảnh hưởng chính trị. Một trong những yếu tố đã giúp cho người Hy Lạp giữ vững sự độc tôn trước các chư hầu chính là nền quân sự mạnh mẽ của họ. Trong đó, chiến thuật Phalanx lại là một yếu tố lớn khác tác động đến sự thành công của quân sự Hy Lạp
Trong một thời gian dài phải chiến đấu với nhiều kẻ thù khác nhau, người Hy Lạp đã đưa ra tiêu chuẩn trang bị nhất định cho những người lính của họ bao gồm: khiên, giáo, kiếm, giáp, mũ trụ. Với những trang bị kỹ lưỡng và chắc chắn họ cần thêm một chiến thuật để phát huy thế mạnh của họ. Và đó, là sự ra đời của Phalanx.
Đội hình Phalanx
Đây là một chiến thuật thiên về phòng thủ được sử dụng trong một thời gian từ thế kỷ thứ 7 trước công nguyên cho tới tận thế kỷ thứ 2 trước công nguyên. Trong thời gian này, chiến thuật Phalanx gần như không thể bị đánh bại. Sự hữu dụng của Phalanx lại càng được chứng tỏ trong lịch sử của người Sparta, dân tộc hiếu chiến nhất trong các thành bang Hy Lạp.
Trong đa số trận chiến xảy ra thì chiến thuật này luôn có sự áp đảo rất mạnh đối với kẻ thù, dẫu cho cách hoạt động của chiến thuật này lại khá đơn giản. Phalanx thậm chí vẫn hữu dụng kể cả khi đối đầu với số lượng lớn kẻ thủ. Trong trận Thermopylae, vua Leonidas dù chỉ có 300 quân tinh nhuệ và khoảng 4000 nghĩa quân, ông đã đẩy lùi được 2 vạn quân Ba Tư trong 2 lần xuất quân.
Cách hoạt động:
- Những người lính sẽ đứng sát vào nhau đặt kiên chồng từng lớp lên nhau để có thể tạo thành một bức tường khiên vững chắc.
- Khi chạm trán với kẻ địch thì lớp đầu tiên sẽ đẩy để kẻ địch không lấn quá sâu, lớp thứ hai sẽ đâm vào những kẻ địch đang chèn ép vào lớp đầu để triệt tiêu bớt sức ép.
- Khi lần va chạm đầu tiên được giảm bớt sức ép thì những người lính lớp đầu có thể dùng giáo triệt tiêu kẻ địch dần dần.
Sự kiện lịch sử: trận Thermopylae
Quân Ba Tư với tham vọng thống trị Hy Lap đã dẫn theo một đội quân với con số khổng lồ. Theo như tính toán của các nhà sử học hiện đại, con số quân Ba Tư vào khoảng 120000 đến 300000 quân, một con số khổng lồ đặc biệt là vào thời cổ đại. Quân Sparta do Leonidas dẫn theo là 300 quân chính quy cộng với nghĩa quân các vùng lân cận. Dưới trướng Leonidas tổng số quân chỉ khoảng 3000 đến 4000 quân. Leonidas đã chọn chặn quân ở vịnh Malian nơi mà một bên là vực biển một bên là núi cao.
Sở dĩ, Leonidas chọn vịnh Malian vì địa thế hiểm trở, đoạn đường tiến sâu vào Hy Lạp phải đi qua một con đường hẹp và gấp khúc. Cũng chính lý do này, người Ba Tư không thể phát huy hết sức mạnh của quân số. Chiến thuật phòng thủ Phalanx lại càng trở nên hiệu quả khi quân Ba Tư không thể hỗ trợ để gây áp lực dồn ép lên bức tường Phalanx.
Trong ngày đầu tiên Xerxes ra lệnh 5000 cung thủ bắn tên vào quân Hy Lap, sau đó ra lệnh cho 10000 quân tấn công trực tiếp. Quân Hy Lạp đã chặn đứng và tiêu diệt 10000 quân Ba Tư trong ngày đầu tiên. Xerxes đã phải cho đội quân Bất Tử của mình ra trận trong cùng ngày hôm đó. Tuy nhiên, 10000 chiến binh Bất Tử của Xerxes cũng không thể vượt qua được bức tường khiên Phalanx của quân Sparta.
Mô phỏng lại trận chiến Thermopylae, 300 quân Sparta đã trấn giữ tại khúch quanh của một con đường rất hẹp khiến quân số của Ba Tư trở nên vô nghĩa.
Điểm yếu của Phalanx
Điểm yếu lớn nhất của phalanx là sự thiếu cơ động. Do Phalanx đòi hỏi tính kết nối cao giữa các thành viên trong đội hình, đội hình càng lớn, càng khó cơ động, nhưng nếu đánh đổi sự an toàn để đổi lấy tính cơ động, Phalanx sẽ mất tính thống nhất của nó. Một lỗ hổng trong bức tường Phalanx sẽ khiến cả một đội hình lụi bại.
Thêm một điểm yếu nữa của Phalanx: Do tấm khiên của người Hy Lạp do cách thiết kế và đeo khiên trên tay nên tấm khiên sẽ chỉ bảo vệ được bản thân người lính và người phía bên trái họ, cũng chính vì vậy nên bên phải luôn luôn là điểm hở và dễ bị tập trung tấn công vào.
Tổng thể có thể nói rằng chiến thuật phalanx gần như bất khả chiến bại trong thời kỳ cổ đại. Sự thống nhất trong đội hình, sự phối hợp giữa các đợt phòng thủ trong Phalanx đã trở thành tiền đề cho nhiều đội hình chiến thuật thời kỳ sau. Trong đó có đội hình bất hủ Manipular của đế chế La Mã cổ đại.