Giải bóng chuyền VĐQG muốn chuyển mình, vì sao còn khó khăn?

thứ bảy 3-6-2023 18:44:08 +07:00 0 bình luận
Trong buổi Diễn đàn Kinh tế thể thao Việt Nam 2023, đại diện Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam đã chia sẻ về những dự định thay đổi tích cực nhằm hướng đến bước chuyển mình của Bóng chuyền Việt.

Có thể nói bóng chuyền là một trong những môn thể thao nhận được sự quan tâm từ đông đảo người dâncó lẽ chỉ thua bóng đá về tính phổ biến cũng độ hâm mộ ở Việt Nam. Bóng chuyền được chơi rộng rãi từ thành phố đến nông thôn, với những người chơi ở mọi lứa tuổi .

Trong những năm gần đây, bóng chuyền Việt Nam đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ, như mở cửa đón ngoại binh quay trở lại sau khoảng 1 thập kỷ cấm cửa, cùng với đó là đẩy mạnh đầu tư cho các đội tuyển. Bằng chứng có thể thấy là những thành tích nổi bật của đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam trên đấu trường châu lục: top 4 giải Vô địch châu Á 2022, đại diện cho Việt Nam vô địch AVC Club 2023 và dấu ấn trong trận chung kết SEA Games 32 với đối thủ Thái Lan. Nhật Bản, Thái Lan hay các quốc gia khác trên thế giới hiện nay đang từng bước sáng tạo để thay đổi thể thức của giải đấu.

Liên đoàn đang có những kế hoạch điều chịn để đáp ứng thị hiếu của khán giả

Không chỉ đơn thuần là giải "tournament" nữa mà dần chuyển sang dạng League để tăng tính xây dựng thương hiệu, tăng thời gian kết nối với khách hàng, đặc biệt là tăng cơ hội thu hút nguồn đầu tư, nhà tài trợ. Trong thời gian vừa qua có thể thấy bóng chuyền Việt Nam đã tạo được sức hút rất lớn với khán giả trên cả nước. Tuy nhiên việc tìm kiếm các nhà tài trợ vẫn không phải dễ dàng.

ng phải nhìn nhận lại một điều rằng, từ năm 2020 trở đi, giải bóng chuyền vô địch quốc gia và một số giải thuộc hệ thống thi đấu quốc gia có sức quảng bá rộng hơn, chuyên nghiệp hơn. Tuy nhiên, nhìn tổng thể thì việc đánh giá về vấn đề giá trị thương mại của các giải giải đấu như thế nào có lẽ là một bài toán để thu hút các nhà tài trợ đồng hành. Chứ không chỉ dựa trên quan hệ hay một đơn vị/ cá nhân nào đó yêu thích bộ môn này nên tài trợ.

Nhìn vào giải bóng chuyền cao nhất của Việt Nam như giải VĐQG hàng năm cũng đang từng bước thu hút khán giả đến với giải đấu thay vì chỉ lèo tào vài CĐV trung thành như trước đây. Tuy nhiên một số giải trẻ hoặc giải khác được tổ chức tại các địa phương có truyền thống đam mê môn thể thao này thì nhận được sự quan tâm khá lớn vì có đội chủ nhà thi đấu.

Đối với bóng chuyền nữ và giải đấu cao nhất chỉ có 10-20% các đội bóng thuộc doanh nghiệp

Còn nhìn rõ nhất là giải bóng chuyền hội làng hoặc những giải bóng chuyền truyền thống của các đơn vị khác khi có dàn tuyển thủ quốc gia về thi đấu thì khán giả tới chật kín sân. ghi nhận giải ở từng địa phương có thưởng luôn từ 50 triệu đồng cho tới 100 triệu đồng dành cho đội vô địch.Thế nhưng hai phạm trù là hoàn toàn khác nhau và để kêu gọi những nguồn xã hội hóa này đồng hành với các nhà tổ chức giải vô địch quốc gia là khó.

Vì vậy một bài toàn có thể đưa ra là cần xác định rõ về giá trị thương mại của giải đấu để BTC cũng như các nhà tài trợ đồng hành và chung tay phát triển bộ môn này. Thực tế trong các giải đấu của chúng ta có mục đích chủ yếu là để tuyển chọn, để nâng cao chất lượng chuyên môn. Chỉ một vài môn có giải đấu cao nhất để mang giá trị thương mại, cống hiến và thu hút khán giả, có thể bán được bản quyền truyền hình, có thể bán được vé cho khán giả đến xem cùng với đó là các sản phẩm, dịch vụ kèm theo.

Đối với bóng chuyền hiện này, ngoài giải vô địch quốc gia, hằng năm hệ thống giải của bóng chuyền Việt Nam khá phong phú với từ các cấp độ giải trẻ toàn quốc, giải trẻ CLB, U.23, Hạng A toàn quốc, VTV Cúp, Cúp Hùng Vương, Cúp Hoa Lư hay Cúp LienVietPostBank. Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam cũng đã tổ chức các hội thảo để xây dựng hệ thống thi đấu cho các giải bóng chuyền, tạo ra một hệ thống thi đấu đảm bảo tính khoa học và thu hút được đông đảo khán giả tới xem.

Theo ông Lê Trí Trường: "Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam đã có rất nhiều giải pháp như giảm số lượng đội, cho chuyển nhượng VĐV ngoại để tăng sự hấp dẫn. Chúng tôi rất muốn chuyển sang thể thức dạng League, tuy nhiên xét trên thực trạng hiện nay thì ở các CLB vẫn còn nhiều khó khăn về các điều kiện tài chính. Nếu thi đấu dạng League giống như bóng đá thì các đội sẽ phải thi đấu hàng tuần, do đó sẽ phát sinh kinh phí di chuyển, ăn ở và đây là điều khó khăn cho các đội.

Thực tế trong bóng chuyền, đối với bóng chuyền nữ và giải đấu cao nhất chỉ có 10-20% các đội bóng thuộc doanh nghiệp, còn lại các đội bóng vẫn thuộc kinh phí của nhà nước, của các Sở, ngoài ra có thêm những sự tài trợ ngoài. Chính vì vậy Liên đoàn đang từng bước thay đổi dần, hiện nay chúng tôi đã thay đổi về thể thức thi đấu để tính cạnh tranh cao hơn để vòng đấu nào, trận đấu nào cũng quan trọng với các đội, cùng với đó là sự đảm bảo tính công bằng cho các đội.

Thứ 2, để phục vụ cho khán giả chúng tôi đã tính toán thời gian thi đấu sao cho phù hợp với khán giả tới theo dõi trực tiếp cũng như khán giả theo dõi qua truyền hình hay intermet. Có rất nhiều hình thức để chúng tôi thay đổi nhưng dù thay đổi theo hình thức nào đi chăng nữa chúng tôi sẽ luôn lựa chọn tính phù hợp với các điều kiện hiện nay của Việt Nam để dần dần hướng đến hình thức thi đấu dạng League, sân nhà sân khách và chỉ diễn ra vào cuối tuần để thời gian khán giả được thưởng thức".

Thu Thảo
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm

CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

Cơ quan chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

79 Hàng Trống, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

Văn phòng giao dịch: 269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Điện thoại: 024.32669666

Email: info@vietcontent.com.vn

VPĐD tại TP. Hồ Chí Minh Số 16A, đường Lê Hồng Phong, P.12, Q.10, TP.HCM

Điện thoại: 028 6651 2019

GP số: 230/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 10/05/2016.

Người chịu trách nhiệm nội dung: Bà Trần Thùy Chi

Thỏa thuận chia sẻ nội dung. Chính sách bảo mật

Báo giá quảng cáo: tải tại đây

Liên hệ quảng cáo, truyền thông, hợp tác kinh doanh: 0912 075 444

Email: kinhdoanh@sport24h.com.vn

269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội