Infographic: Cách chọn giày chạy bộ tốt nhất
Để có thể chạy bộ lâu dài mà không gặp phải chấn thương, bạn cần chọn đôi giày chạy bộ phù hợp với bàn chân. Trường hợp bàn chân của bạn rơi vào dạng bình thường, phổ biến, bạn có thể có nhiều sự lựa chọn với các thương hiệu khác nhau.
Nếu bàn chân hay cách tiếp đất của bạn có phần đặc biệt, bạn cần phải chọn những đôi giày chạy bộ phù hợp tương ứng.
Vòm cao (lõm): Tiếp diện giữa bàn chân với mặt phẳng ít, bàn chân đặt lên mặt phẳng in dấu hình vòng cung, phần gót dấu vết không rõ ràng.
Phẳng (bẹt): Tiếp diện với mặt phẳng đầy đủ, thể hiện rõ bàn chân
Bình thường: Dấu bàn chân in lên mặt phẳng không rõ nét đầy đủ như chân phẳng nhưng cũng không mảnh mai như bàn chân vòm cao
Cách kiểm tra bàn chân “Wet Test”: Nhúng bàn chân xuống mặt nước nhẹ sao cho mặt bàn chân vừa đủ dính nước khắp bề mặt. Sau đó đặt bàn chân lên mặt gỗ (cho dễ quan sát) hoặc một tờ giấy để quan sát dấu in lên mặt phẳng.
Góc nghiêng cổ chân khi tiếp đất (Kiểu chạy)
Ngoài kiểu bàn chân, góc nghiêng cổ chân khi tiếp đất (nôm na là kiểu chạy) cũng là yếu tố cần xét đến khi chọn giày. Về cơ bản, kiểu bàn chân khác nhau sẽ có góc nghiêng khác nhau tương ứng.
Chân lệch ngoài (Supernator / Underpronator): Khi chạy, bàn chân vòm cao có xu hướng đáp bằng mé ngoài trước tiên khi tiếp xúc với mặt phẳng.
Bàn chân lệch ngoài có thể chọn giày Neutral hoặc Cushion có phần đệm hỗ trợ.
Chân lệch trong (Overpronator): Khi chạy, bàn chân phẳng có xu hướng đáp bằng mé trong trước tiên khi tiếp xúc với mặt phẳng.
Cần chọn loại giày có hỗ trợ kiểm soát chuyển động (Motion Control).
Chân bình thường (Normal): Khi chạy, bàn chân bình thường đáp gần như chính diện khi tiếp xúc với mặt phẳng
Bàn chân này nên chọn loại giày chạy ổn định (Stability).
Bảng kích cỡ độ rộng của giày
Độ chênh lệch gót-mũi giày càng lớn thì mức hỗ trợ (đệm) càng cao.
Kiểu đáp chân
Số người đáp chân bằng gót giày (heel-strike) chiếm tỉ lệ khá lớn, nhất là những người mới chạy chưa để ý đến dáng chạy. Kiểu đáp chân bằng gót cũng khiến khả năng chấn thương cao hơn. Nếu bạn là người mới tập chạy nên chọn lựa giày chạy bộ có độ chênh lệch gót-mũi giày trung bình trở lên (trên 8mm) và nên bắt đầu tập chạy từ từ, chậm rãi thay vì chạy nhanh để điều chỉnh tư thế chạy.
Ngược lại, người đáp chân bằng mũi chọn giày có có độ chênh lệch gót-mũi giày nhỏ (thường là loại giày ít đệm hỗ trợ).
Như thế nào là tư thế chạy bộ tốt?
Đường (Road): công viên, vỉa hè, đường nhựa, xi măng, bê tông
Địa hình (Off-road/Trail): núi đá, bùn lầy, đồng cỏ, đường đất
Chọn giày đúng địa hình chạy sẽ tốt cho chân bạn cũng như giúp giày kéo dài tuổi thọ với đúng mục đích sử dụng của nó. Giày trail hay giày địa hình thường nặng, chắc, đế gai to, có khả năng bám đường, chống trơn trượt, đá sắc nhọn v.v... Giày road đòi hỏi phải nhẹ do yêu cầu tốc độ cũng như độ phức tạp không như khi chạy địa hình. Đối với địa hình không phức tạp mà có cả đường road lẫn đường đất, cát, bạn có thể tìm chọn loại giày "lai" giữa 2 loại là giày city trail.
Giày minimalist
Là loại giày nhẹ, có đệm hỗ trợ ít hoặc không có, độ chênh lệch gót-mũi chân chỉ khoảng 4mm, thích hợp với những người chạy tiếp đất bằng mũi chân.
Barefoot
Là giày có độ chênh lệch gót-mũi chân bằng 0.
Tùy môi trường mà chọn lựa giày có tính năng chống nước, tuyết hay không bởi giày loại này không có lưới, lỗ thoáng.