Người bị viêm xoang, hen suyễn cần chú ý điều gì trong khi chạy để an toàn hơn?

thứ hai 27-5-2019 10:06:29 +07:00 0 bình luận
Tập thể dục có tác dụng phòng chống và đẩy lùi nhiều căn bệnh. Tuy nhiên, với những người có bệnh lý như: viêm xoang, hen suyễn… thì tập thể dục cũng cần phải lưu ý nhiều điều để tránh những sự cố đáng tiếc.

Mới đây, tại Trung Quốc, một người đàn ông 60 tuổi họ Lý đã phải đến bệnh viện cấp cứu sau khi tập chạy bộ. Ông Lý từng mắc bệnh hen suyễn 2 năm trước, được bác sĩ khuyên cần tập thể dục đều đặn để cải thiện căn bệnh này. Sau thời gian chăm chỉ tập chạy bộ, ông Lý đã có nhiều cải thiện về sức khỏe, đặc biệt là bệnh hen suyễn của mình.

Tuy nhiên, cách đây mấy ngày, sau khi chạy bộ như mọi ngày, ông Lý có dấu hiệu thở gấp, người mệt mỏi, tím tái… và phải vào bệnh viện cấp cứu ngay trong sáng sớm. Các bác sĩ chẩn đoán ông Lý bị hen phế quản cấp và các triệu chứng cũng cho thấy bệnh hen suyễn của ông đã tái phát.

Nguyên nhân việc tái phát hen suyễn của ông Lý được khẳng định là do ông đã tập thể dục quá sức. Trong buổi tập chạy gần nhất, ông Lý cho biết có bị mệt do ốm dở. Khi chạy, cơ thể ông ra nhiều mồ hôi và hôm đó thời tiết khá lạnh. Với những dấu hiệu này, các bác sĩ cho rằng cơ thể ông Lý yếu ớt, sức đề kháng kém đi chính là cơ hội để bệnh hen suyễn tái phát.

Với những người có tiền sử viêm xoang, viêm phế quản hay hen suyễn… khi tập thể dục cần phải lưu ý những điều sau:

- Giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt là vùng cổ, mũi…

- Không để tình trạng mồ hôi thấm ngược lại cơ thể khi chạy. Do đó cần phải mặc những trang phục tập luyện có chất liệu vải phù hợp, giúp mồ hôi khô nhanh…

- Không tăng khối lượng tập luyện quá nhanh. Nguyên tắc của việc tăng khối lượng tập luyện là buổi sau không được tăng quá 10% so với buổi trước. Ví dụ, hôm nay chạy 5km thì không nên tăng lên đến 6-7km ngay hôm sau. Quá trình tập luyện cần phải được tính toán hợp lý để cơ thể thích nghi, tránh tình trạng quá mệt mỏi dẫn đến chấn thương.

- Ăn no ngủ kỹ: Dinh dưỡng và nghỉ ngơi là hai điều bắt buộc phải được chú ý đối với người tập thể thao. Với những người mắc bệnh đường hô hấp thì càng cần phải chú ý điều này. Với những ngày trời lạnh, mưa gió, quá nắng nóng… thì cũng nên nghỉ tập.

TRIỆU CHỨNG BỆNH VIÊM XOANG
1. Nghẹt mũi: Nghẹt mũi ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau. Nguyên nhân đều do niêm mạc mũi sưng phù nhiều máu và dịch tăng nhiều mà thành, nghẹt mũi thường có thể dẫn đến trở ngại tạm thời về khứu giác như ngửi kém hoặc không ngửi thấy gì.

2. Nước mũi đặc nhiều: Nước mũi có tính đặc hoặc nhày và chảy nhiều, có màu vàng hoặc màu vàng xanh, lượng ít nhiều không giống nhau, nhiều lúc chảy xuống hầu họng, đa số sẽ có hiện tượng viêm xoang hàm trên có tính nguồn răng còn còn lại số ít là có mùi hôi.

3. Đau đầu nhẹ: Giới hạn ở bộ phận trong hốc mắt hay gốc mũi, cũng có thể phát sinh từ bộ phận đỉnh đầu, do viêm xoang sàng đa trùng gây lên.

4. Sáng sớm thức dậy thấy đau ở vùng trán trước, dần dần thấy bệnh nặng hơn, sau trưa thấy đỡ hơn, nếu đến tối thì mất hẳn, đây đều là khả năng bị viêm xoang trán.

5. Đau nhói nhãn cầu: Có thể lan đến đỉnh đầu, quan sát thì thấy buổi sáng có dấu hiệu nhẹ, sau trưa trở nên nặng bị đau ở đầu bộ phận sau gáy, đây có thể là viêm xoang bướm.

6. Ngoài đau đầu thì các biểu hiện điển hình của viêm xoang mũi còn có: Mất khứu giác tạm thời, ớn lạnh, sốt, chán ăn, táo bón, đau nhức và khó chịu.

7. Đặc điểm khác: Do việc nước mũi đặc thường xuyên chảy xuống họng và thở bằng miệng lâu, thường sẽ kéo theo các triệu chứng của viêm họng mãn tính, như đờm nhiều, cảm giác có dị vật hay đau viêm hầu họng. Nếu ảnh hưởng ống vòi nhĩ, cũng có thể bị mắc các triệu chứng như ù tai hay điếc tai…

 CÁCH ĐIỀU TRỊ VIÊM XOANG
1. Điều trị bằng thuốc: các thuốc giảm viêm nhiễm trong thời kỳ đầu, có các hiệu quả nhưng hiệu quả khá chậm, hơn nữa uống quá nhiều thuốc, cũng để lại khá nhiều tác dụng phụ, giảm khả năng miễn dịch trong cơ thể, rất dễ tạo thành các triệu chứng của các bệnh khác nhau.

2. Điều trị bằng phẫu thuật: các phương pháp truyền thống đối với bệnh viêm xoang dai dẳng này cũng chỉ có thể điều trị tạm thời mà không thể dứt bỏ hoàn toàn căn nguyên, rất có có thể một lần trị khỏi bệnh, rất dễ tái phát, là gánh nặng về kinh tế gia đình.

3. Điều trị bằng sóng cực ngắn: sử dụng sóng cực ngắn để điều trị viêm xoang, so với hai phương pháp trên là hiện đại hơn, nhưng chỉ có thể điều trị bên ngoài mà không thể khỏi hoàn toàn nên khả năng tái phát cũng rất cao.

(tổng hợp)

Ảnh trong bài mang tính chất minh họa

Thanh Mai
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm

CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

Cơ quan chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

79 Hàng Trống, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

Văn phòng giao dịch: 269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Điện thoại: 024.32669666

Email: info@vietcontent.com.vn

VPĐD tại TP. Hồ Chí Minh Số 16A, đường Lê Hồng Phong, P.12, Q.10, TP.HCM

Điện thoại: 028 6651 2019

GP số: 230/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 10/05/2016.

Người chịu trách nhiệm nội dung: Bà Bùi Thu Hường

Thỏa thuận chia sẻ nội dung. Chính sách bảo mật

Báo giá quảng cáo: tải tại đây

Liên hệ quảng cáo, truyền thông, hợp tác kinh doanh: 0912 075 444

Email: kinhdoanh@sport24h.com.vn

269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội