Giày sneaker, nên chọn cao cổ hay thấp cổ?
Khi văn hóa sneaker (được hiểu là những đôi giày có dáng thể thao dùng hằng ngày) phát triển, giày bóng rổ luôn đi đầu về công nghệ. Tuy nhiên, dù thay đổi về các loại đế, loại cao su, vật liệu nhẹ hơn… giày bóng rổ được thiết kết luôn có sự gắn kết giữa kiểu dáng và chức năng.
Cao và thấp
Ban đầu, nhưng đôi giày cao cổ thống trị sân bóng rổ. Không lâu sau khi bóng rổ xuất hiện vào năm 1891, Spalding đã phát triển giày bóng rổ đầu tiên - một loại giày cao cổ. Được làm bằng vải, nó có đế cao su mỏng hơn so với Converse All-Stars, ra mắt vào năm 1917 và năm 1934 trở nên nổi tiếng với tên gọi Chuck Taylors.
Năm 1969, Adidas đã tung ra giày bóng rổ bằng da thấp cổ đầu tiên, Superstar. Thế nhưng trong thế kỷ 20, giày cao cổ vẫn là tiêu chuẩn. Sau đó, vào năm 2008, Nike tung ra những chiếc giày thấp cổ nằm trong dòng Nike Zoom Kobe và với sự hỗ trợ từ một ngôi sao của Los Angeles Lakers, những chiếc giày thấp đã trở nên phổ biến. Các vận động viên lí giải sự thoải mái trong di chuyển nhờ phần cổ giày thấp hơn.
Tuy vậy, việc nghiên cứu giày thấp cổ hay cao cổ mang đến những ý kiến trái ngược. Theo nghiên cứu đầu tiên, giày cao cổ hạn chế bong gân, trong khi người khác lại cho rằng, đi giày cao cổ làm tăng chấn thương Achilles.
Năm 2008, khảo sát 230 vận động viên đại học, người ta thấy rằng tỷ lệ bong gân mắt cá chân không phụ thuộc vào thiết kế giày.
Chức năng, hình thức - và khoa học
Các nghiên cứu được công bố về giày bóng rổ rất ít ỏi - đặc biệt là so với những gì đã thực hiện ở giày chạy bộ và giày bóng đá. Nhưng điều này không có nghĩa các công ty giày bỏ quên việc nghiên cứu giày bóng rổ. Chẳng hạn như Nike sử dụng các hệ thống ghi lại chuyển động, cảm biến, các camera và các công cụ khác để phóng to xem cách các cầu thủ bóng rổ di chuyển. Họ thậm chí đã sử dụng tia X để đánh giá hiệu ứng xem có bao nhiêu mắt cá chân quay vào trong khi cắt. Một báo cáo năm 2017 từ Morgan Stanley ước tính rằng Nike đã đầu tư khoảng 2,5 tỷ USD vào nghiên cứu và phát triển trong 5 năm trước.
Nghiên cứu này giúp các nhà thiết kế hiểu rõ các yếu tố như lực kéo, độ cứng của đế, chiều cao của gót chân và sự ổn định trong chuyển động hai bên của bàn chân. Giày bóng rổ phải nhẹ và thoải mái và cần có đệm hỗ trợ. Chúng phải cho phép các chuyển động tự nhiên của bàn chân trong khi chơi - nhưng không quá nhiều.