Lý giải điểm chung của những môn võ truyền thống (Kỳ 1: Võ thuật châu Á)

chủ nhật 24-2-2019 1:34:00 +07:00 0 bình luận
Mỗi vùng, mỗi khu vực khác nhau đều có những ảnh hưởng văn hóa giống nhau. Võ thuật cũng không là ngoại lệ. Nhưng điều gì đã ảnh hưởng đến nét văn hóa võ thuật mỗi khu vực?

Tại khu vực châu Á, các môn võ tuy đa dạng về hình thức, môn phái, bài quyền,... nhưng bên cạnh đó, võ thuật châu Á cũng có điểm chung.

Tấn pháp trong võ thuật đối kháng tay không

Trung Bình Tấn, Đinh Tấn đó là những tấn pháp tiêu biểu trong võ cổ truyền Việt Nam. Tại môn võ Karate của Nhật Bản, những thế tấn này lại mang tên Shiko-Dachi, Zenkutsu-Dachi, trong khi đó, ở Taekwondo của Hàn Quốc thì những thế tấn này lại mang tên Juchum Seogi và Ap Gubi. 

Đó là những tên gọi khác nhau cho những thế tấn hoàn toàn giống nhau. Vậy điều gì đã khiến cho những quốc gia ở xa nhau đến thế, lại có thể có nét tương đồng trong võ thuật đến vậy?

Trong mỗi môn võ khác nhau, thế Đinh Tấn lại mang những cái tên khác nhau.

Các quốc gia châu Á đều có nền văn hóa nông nghiệp phát triển rất mạnh, đặc biệt là văn hóa nông nghiệp lúa nước. Chính vì đời sống nông nghiệp gắn liền với lúa nước, đương nhiên sình lầy cũng là điều thường thấy ở những vùng đất nông nghiệp này. Trên nền đất trơn trợt như thế, người võ sĩ buộc phải tấn rộng để có thể đứng vững mà không bị ngã khi chiến đấu. 

Tấn pháp trong đối kháng có binh khí

Một điểm chung khác nữa ở tấn pháp của võ thuật châu Á chính là tấn thấp, rất thấp. Để lý giải cho điều này, hãy nhìn tấn pháp trong chiến đấu của môn võ cổ truyền Thái Lan Krabi Kabong.

Lý giải điểm chung của những môn võ truyền thống (Kỳ 1: Võ thuật châu Á)

Do các chiến binh Krabi Kabong thường mang khiên nhỏ và mang vóc dáng nhỏ bé, thế tấn thấp giúp họ dễ dàng che chắn được những đòn chém vào vùng chân. Thậm chí, với những tấm khiên to hơn, các chiến binh còn có thể che chắn được toàn thân chỉ nhờ vào việc tấn thấp. 

Người châu Á nhỏ bé, đa phần lại xuất thân từ nông dân nghèo nên họ không thể sử dụng sức mạnh thể hình như những chiến binh to lớn khác. Trái lại, họ biến thể hình nhỏ bé của mình thành lợi thế trên chiến trường bởi, mục tiêu càng nhỏ càng dễ che chắn. 

Các hệ thống bài quyền

Trong khi các nước châu Âu thời Cổ Đại và Trung Cổ thường xem quân sự là một nghề để kiếm sống thì tại châu Á, những chiến binh đa số vẫn đến từ những người nông dân. Nếu như ở châu Âu, các lãnh chúa có thể dễ dàng nuôi quân hoặc chiêu mộ lính đánh thuê để chiến đấu cho chính mình thì ở châu Á, điều này vẫn còn khá hiếm hoi, quân đội châu Á mỗi khi có chiến tranh thường đến từ lệnh tổng động viên của vua chúa, quan lại.

Lý giải điểm chung của những môn võ truyền thống (Kỳ 1: Võ thuật châu Á)
Các bài quyền của châu Á mang tính "mài giũa" kỹ năng chiến đấu trong thời bình

Chính vì sự khác biệt này, người châu Á thường không biết khi nào chiến tranh sẽ gọi tên mình, do đó họ tự chuẩn bị cho mình kỹ năng chiến đấu bằng các bài quyền. Các bài quyền của võ thuật châu Á thường mang những ý nghĩa chiến đấu nhất định trong những trường hợp nhất định. Chỉ cho đến khi hình thức nghĩa vụ quân sự bắt đầu phát triển, các bài quyền mới mang nhiều ý nghĩa về võ đạo hơn. 

Khôi Nguyên
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm

CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

Cơ quan chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

79 Hàng Trống, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

Văn phòng giao dịch: 269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Điện thoại: 024.32669666

Email: info@vietcontent.com.vn

VPĐD tại TP. Hồ Chí Minh Số 16A, đường Lê Hồng Phong, P.12, Q.10, TP.HCM

Điện thoại: 028 6651 2019

GP số: 230/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 10/05/2016.

Người chịu trách nhiệm nội dung: Bà Bùi Thu Hường

Thỏa thuận chia sẻ nội dung. Chính sách bảo mật

Báo giá quảng cáo: tải tại đây

Liên hệ quảng cáo, truyền thông, hợp tác kinh doanh: 0912 075 444

Email: kinhdoanh@sport24h.com.vn

269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội