Các CLB Premier League: Đủ sống cho con người hay chính trị?

chủ nhật 25-10-2015 23:41:17 +07:00 0 bình luận
Vào một buổi sáng đẹp trời, bóng đá Anh nói chung và các CLB ở Premier League nói riêng bỗng nhiên thấy mình trở thành con tin của các nhà chính trị.

Các ông chủ đội bóng có thể phải móc túi thêm hàng triệu bảng, trả cho các nhân viên hợp đồng (và hợp đồng thời vụ), chỉ vì bắt đầu từ tháng 4/2016, mức “lương đủ sống” -  trước gọi là “lương tối thiểu” - được chính phủ Anh quy định là 7,20 bảng/giờ, trong khi các bản điều tra độc lập cho thấy mức này là 9,15 bảng ở London và 7,85 bảng trên toàn vương quốc - con số này có thể còn cao hơn nữa nếu số đầu mục các khoản giảm thuế bị thu hẹp.

Tổ chức Citizens UK.

Tại sao lại là bóng đá? Tổ chức Citizens UK, nơi phát động chiến dịch kêu gọi các CLB bóng đá trả thêm tiền lương cho nhân viên hợp đồng của mình, tính toán rằng các nhân viên an ninh, chăm sóc cỏ và lao công ở một CLB Premier League sẽ phải mất tới 13 năm mới có thu nhập của một cầu thủ trong 1 tuần. Sao không phải là những lĩnh vực, ngành nghề khác? Đó là chủ đề tranh luận của Công đảng và đảng Bảo thủ từ hơn 10 năm nay, cũng là công cụ để các chính trị gia mỗi đảng sử dụng, đăng đàn thuyết phục các cử tri. Và hiển nhiên, các nghị sĩ Bảo thủ lúc này là những người ủng hộ mức lương tối thiểu đó nhất. Câu chuyện là: trong thị trường lao động hiện tại, việc nâng mức lương tổi thiểu lên ngang bằng với mức sống thực tế sẽ phải trả giá bằng mất nhiều việc làm - đồng nghĩa với chính phủ mất phiếu cử tri! Thế nên, Citizens UK chỉ có thể nhắm vào những đối tượng có thể đáp ứng yêu cầu nâng lương tối thiểu, ví như CLB Premier League (cùng ngân hàng và tập đoàn bán lẻ).

Citizens UK có không dưới một nghị sĩ Bảo thủ ủng hộ công khai trước truyền thông, phát động chiến dịch vận động hành lang nhằm vào các CLB Premier League, sau khi nghiệp đoàn Bộ Ngoại giao Anh phản đối quy định về cái gọi là “lương đủ sống” trong tuần qua. Lý luận của họ là, các CLB Premier League chỉ có hàng chục, thay vì hàng trăm hay ngàn người lao động mỗi ngày, vì vậy, số tiền trả thêm có thể nằm trong khả năng trang trải, mà không ảnh hưởng nguy cơ cắt giảm số lượng việc làm. Mặt khác, vấn đề này khi được dấy lên sẽ thu hút sự quan tâm của CĐV, vốn cũng là người lao động, mối quan hệ giữa CĐV/nhân viên CLB bóng đá gắn chặt bởi có cùng xuất thân từ một cộng đồng. Và cuối cùng, thực tế đúng là thu nhập của các cầu thủ với nhân viên hỗ trợ cách biệt khủng khiếp. Thật khó để bào chữa cho việc một CLB có thể thu nhập tới 100 triệu bảng/năm từ bản quyền truyền hình, chấp nhận mức lương cầu thủ tới 200 ngàn bảng/tuần, lại sẵn sàng từ chối trả thêm 2 bảng/giờ cho nhân viên của CLB.

Thị trưởng London, Boris Johnson, thành viên đảng Bảo thủ, khi đề cập vấn đề này trước công chúng, rất khéo léo viện dẫn câu nói nổi tiếng của Bill Shankly, rằng “các cậu hãy nhớ chính CĐV trả lương cho các cậu để chơi bóng”, trước khi bổ sung rằng “và các CĐV cũng cần được nhắc nhở chính họ trả lương cho người thân của mình đang làm việc ở các CLB”.

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm

CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

Cơ quan chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

79 Hàng Trống, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

Văn phòng giao dịch: 269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Điện thoại: 024.32669666

Email: info@vietcontent.com.vn

VPĐD tại TP. Hồ Chí Minh Số 16A, đường Lê Hồng Phong, P.12, Q.10, TP.HCM

Điện thoại: 028 6651 2019

GP số: 230/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 10/05/2016.

Người chịu trách nhiệm nội dung: Bà Trần Thùy Chi

Thỏa thuận chia sẻ nội dung. Chính sách bảo mật

Báo giá quảng cáo: tải tại đây

Liên hệ quảng cáo, truyền thông, hợp tác kinh doanh: 0912 075 444

Email: kinhdoanh@sport24h.com.vn

269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội