SEA Games 29: Những điều có thể bạn chưa biết về Pencak Silat
Lâu nay, Pencak Silat vẫn được xem là môn thể thao thế mạnh của Việt Nam. Cách đây 2 năm tại Singapore, Đội tuyển Pencak Silat Việt Nam đã xuất sắc đứng trên cả Indonesia lẫn Malaysia với thành tích giành 3 Huy chương Vàng, 5 Huy chương Bạc và 2 Huy chương Đồng.
Năm nay, Đoàn Thể thao Việt Nam sẽ có 20 vận động viên tham dự. Mặc dù không có hai gương mặt từng mang lại HCV là Hoàng Quang Trung (nội dung Seni - biểu diễn) và Diệp Ngọc Vũ Minh (nội dung Tanding - đối kháng), Đoàn Thể thao Việt Nam vẫn đang hướng đến mục tiêu đoạt 3 huy chương vàng tại SEA Games 29 sắp tới.
Vậy, bạn có tò mò về những điều thú vị ít ai biết của môn võ này?
1. Pencak Silat thực ra là hai cái tên của một môn võ
Từ "Pencak", đôi khi còn được gọi là "penca" hay "mancak" thường được dùng để gọi môn quốc võ của Indonesia ở Java, Madura và Bali. Trong khi đó, "Silat" hoặc "Silek" được dùng nhiều ở Sumatra. Cả hai cái tên này đều chỉ một môn võ cổ.
Chỉ đến năm 1973, khi người ta cần một cái tên thông dụng để thực hiện những vấn đề giấy tờ, các võ sư mới thống nhất ghép hai cái tên nói trên thành "Pencak Silat". Kể từ đó, cái tên Pencak Silat mới được sử dụng trên các văn bản chính thức.
2. Nguồn gốc của Pencak Silat?
Năm nay, Đoàn Thể thao Việt Nam sẽ có 20 vận động viên tham dự. Đội tuyển Nam của Việt Nam được đánh gia ngang với Malysia và Indonesia, còn Đội tuyển Nữ thì mạnh vượt trội.
Có khá nhiều truyền thuyết về sự ra đời của Pencak Silat. Mỗi vùng lại có một câu chuyện riêng, được truyền miệng lại từ những vị sư phụ.
Chi tiết nhất về nguồn gốc của Pencak Silat có lẽ là những phiên bản của thần thoại Malay, trong đó kể lại rằng Pencak Silat được sáng tạo bởi các bộ lạc trên quần đảo khi họ quan sát các loài động vật và hiện tượng tự nhiên.
Về sau, Pencak Silat được hoàn thiện dần qua nhiều triều đại lịch sử Indonesia như Srivijaya, Majapahit, Sunda và trở thành môn Quốc võ của Indonesia như ngày nay.
3. Nhạc cụ dùng để biểu diễn Pencak Silat
Pencak Silat dùng để đối kháng (bela diri) trên thực tế khá hạn chế tại Indonesia, bởi các sư phụ dạy đối kháng rất cẩn trọng trong việc chọn học trò để dạy dỗ. Nhưng Pencak Silat để biểu diễn (penca ibing) thì lại rất phổ biến, như một phần của các nghi lễ đám cưới hay lễ hội cổ truyền.
Pencak Silat có thể được biểu diễn cùng với một bộ trống, hoặc với kèn, hoặc với cồng.
4. Những đòn cấm của Pencak Silat
Luật đấu của Pencak Silat đối kháng (Tanding) khá thoáng, cho phép ra đòn đấm, đá, chỏ, khóa và quét ngã.
Tuy nhiên các võ sĩ không được phép ra đòn vào mặt, cũng như phần hạ bộ của đối thủ. Hai võ sĩ sẽ được mặc đồ bảo hộ trước khi thi đấu. Mỗi trận đấu kéo dài 6 phút, chia làm ba hiệp.