Có một nghịch lý đáng ngạc nhiên khi HLV Miura “vi hành” đến các sân để xem V.League, tuyển chọn quân cho các ĐTQG: Ông luôn đi một mình, chỉ biết cắm cúi ghi chép.
Chắc chắn mỗi HLV ngoại khi sang Việt Nam phải tìm hiểu nền bóng đá, giải đấu và đặc điểm cầu thủ trước khi bắt tay vào công việc. Nó không đơn giản là sự hiểu biết qua băng hình, qua một vài trận đấu…
Lần đầu đặt chân đến Việt Nam và cũng là lần đầu nhà cầm quân này dẫn dắt một ĐTQG, ông Miura rất cần những cộng sự có kinh nghiệm, những cánh tay nối dài và đặc biệt là sự trợ giúp chuyên môn, cách quản lý của chính những “ông chủ”. Thế nhưng, dường như những yếu tố đó là quá sức với bộ phận làm chuyên môn ở VFF.
Mấy ngày liên tiếp gần đây, tin xấu dồn dập ập lên nền bóng đá Việt Nam. Đầu tiên là trận thua ê chề của ĐTVN ngay trên sân Mỹ Đình tối 13/10 vừa rồi. Công bằng mà nói, từ xưa đến giờ bệnh sợ Thái Lan đã ăn sâu vào tư tưởng của đa số cầu thủ, huấn luyện viên và cả các quan chức VFF nên chuyện thua thêm một trận nữa cũng chẳng có gì quá bất ngờ và đáng xấu hổ.
Cả hai ông thầy người Nhật dường như được “đúc cùng một khuôn” khi giống nhau đến kỳ lạ từ quan điểm đến phong cách huấn luyện bóng đá ở Việt Nam…
Lãnh đạo VFF từng tuyên bố đặt niềm tin vào HLV Miura không phải vì thành tích, mà mục tiêu chính là xây dựng lối chơi phù hợp, ổn định, xuyên suốt cho BĐVN. Nhưng đến nay, khi ông Miura gặp khó khăn, thiện chí của VFF có vẻ đã giảm sút nhiều…
Đặt niềm tin lớn và gần như giao khoán cả 2 ĐTQG cho 2 chuyên gia người Nhật với hy vọng gặt hái thành công, nhưng sự thật phơi bày trước mắt VFF là bóng đá nam rơi tự do trên đấu trường khu vực, còn bóng đá nữ cũng đang… “nổi sóng”.
Mới rồi, Bộ trưởng Bộ GTVT – Đinh La Thăng “mắng” cấp dưới một trận tơi bời. Đầu tiên là Vụ Vận tải (Bộ GTVT) chưa thực hiện chỉ đạo bỏ quy định chấp thuận tuyến vận tải của theo Thông tư 63.
Có những nỗi khổ mà ông Miura không biết tỏ cùng ai, khi dù không thích và không muốn sử dụng Công Phượng nhưng vẫn phải dùng tiền đạo này như để chiều lòng NHM.
Ông Miura những điểm dở nhưng vẫn có những cái mới, hay cần ghi nhận ví dụ như việc mạnh dạn trẻ hoá ĐTVN. Cái khó của ông là chất lượng cầu thủ hạn chế và chọn sai thời điểm để thổi một luồng gió mới…
ĐTQG là cột mốc mà toàn bộ các cầu thủ từ khi biết và chơi chuyên nghiệp đều đặt ra và hướng tới. Nó là động lực, mục tiêu và là niềm mơ ước trong cả sự nghiệp của rất nhiều cầu thủ… vì đó là niềm tự hào, đỉnh cao của sự nghiệp. Thế nhưng dưới thời HLV Toshiya Miura, có vẻ như lên Tuyển không phải điều gì đó quá khó, thậm chí còn rất dễ dàng.
“Việc ông Miura gọi lên tuyển những cầu thủ chủ yếu ngồi dự bị ở CLB, cho cầu thủ đá dài, tạt cánh hoặc vấn đề có hay không cầu thủ của ta “đình công”…, kinh nghiệm từng nhiều năm làm trợ lý HLV ĐTQG, những điều này tôi thấy quy hết trách nhiệm cho ông thầy người Nhật là không công bằng.
Khác biệt trong quan điểm, tư duy bóng đá và những gì thể hiện trong 16 tháng qua Việt Nam, không sớm khi đặt câu hỏi: Liệu HLV Miura có phù hợp với BĐVN?
Đánh giá về quãng thời gian hơn 1 năm làm việc của HLV Miura tại Việt Nam, TTK VFF Lê Hoài Anh khẳng định: “Nhà cầm quân người Nhật đã có những cái làm được và chưa được như mong đợi. Trong tương lai, HLV Miura phải làm tốt hơn nữa để mang về nhiều thành công cho BĐVN”.
Từ vấn đề của HLV Miura, tất cả lại nhìn thấy một vấn đề muôn năm cũ: Các trợ lý người Việt hầu như không có tiếng nói gì trong quyết sách của ông thầy người Nhật.
Ông Miura có giỏi hay không? Rất khó trả lời câu hỏi ấy và cũng không nhất thiết phải đi tìm đáp án. Nhưng nếu chỉ nhìn vào những gì ông Miura đã và đang làm, có thể thấy quan điểm, triết lý cầm quân của ông “lệch pha” đáng kể với BĐVN.
Năm 2012, PCT tài chính VFF khoá VI Lê Hùng Dũng đã bày tỏ ý định “mời thầy Nhật” về dẫn dắt ĐTVN. Đến năm 2014, khi trở thành Chủ tịch VFF khóa VII, ông Dũng lập tức cụ thể hoá chiến lược này. Thầy Nhật, chắc chắn phải là thầy Nhật.
ĐTVN đã để tuột chiếc HCĐ một cách đáng tiếc trước Malaysia trong trận đấu tranh hạng Ba của giải diễn ra chiều qua tại Thái Lan.
Chuyện kể rằng sau trận hoà với ĐTVN, phòng thay đồ của đội khách ầm ĩ như “chợ”. Những tiếng quát tháo, tranh cãi và tiếng động lạ và những biểu hiện của cầu thủ trên sân cho thấy Iraq bất ổn gì đó.
Rất ngạc nhiên khi HLV Miura trách móc, đổ lỗi cho các học trò đã không tuân thủ đấu pháp, buông xuôi quá sớm sau trận thua Thái Lan. Đó mới là điều đáng thất vọng và cần nói nhất sau một thất bại, khi ở ĐTVN từ vấn đề nhân sự đến lối chơi đều do một tay ông thầy người Nhật quyết định.
Ông Miura viết đơn xin từ chức? Không. Đó chỉ là tin vịt. Cũng giống thông tin mà báo chí Indonesia ầm ĩ về chuyện cựu HLV các ĐTQG Việt Nam và Indonesia, ông Alfred Riedl bỗng nhiên “chuyển sang từ trần” nhưng cuối cùng sau khi hỏi lại thì ông này đang đi đánh golf.
Chia sẻ với Thể thao 24h về trận thua 0-3 của ĐTVN trước Thái Lan, cựu cầu thủ Thể Công Vũ Mạnh Hải nhìn nhận, bên cạnh trình độ, đẳng cấp của cầu thủ Việt Nam lép vế hơn so với Thái Lan, thất bại còn đến từ việc HLV Toshiya Miura không hiểu gì về BĐVN.
Tôi cứ ấn tượng mãi về một bình luận của bạn đọc sau trận đấu ĐTVN – Thái Lan trên sân Mỹ Đình hôm 13/10. Lời bình như sau: “ĐTVN đá ngang ngửa với Thái Lan. 20 phút đầu tiên chúng ta đá ngang, thời gian còn lại của trận đấu thì…ngửa”.
Sau trận hòa 1-1 đầy tiếc nuối trước Iraq, HLV Toshiya Miura tự tin tuyên bố đã bắt bài được đối thủ này và sẽ thắng nốt… Thái Lan. Thế nhưng nhìn ĐTVN bị người Thái “thị phạm bóng đá” ngay ở sân Mỹ Đình, có vẻ ông thầy người Nhật chỉ “úy lạo” tinh thần chứ vẫn “vô mưu” trước Kiatisak.
Mặc dù đã thi đấu rất cố gắng, nhưng ĐTVN vẫn không thể tránh được trận thua với tỷ số 6-0 trước Thái Lan và phải dừng chân ở bán kết.