Trong thế giới quần vợt: Buồng bội áp, át mệt mỏi
Các cây vợt đi “tàu lặn”
Sau khi trải qua 4 giờ 32 phút ở trận chung kết Australian Open, Novak Djokovic tắm gội vội vàng, trả lời truyền thông và rồi lao đến một nơi vắng vẻ, yên tĩnh đã quá quen thuộc với các cây vợt: một trung tâm điều trị nhỏ nằm cách sân Melbourne Park khoảng 2km. Tại đây có 4 buồng oxy bội áp dành cho thuê.
Những cỗ máy này nhìn giống như tàu lặn sâu dưới đáy biển có cửa sổ kính và cửa sập ở phía sau. Ở bên trong, các cây vợt thả người trong một mặt nạ thở bằng chất dẻo có gắn với một ống dài. Ngay khi cửa sập đóng lại, máy nén và máy điều hòa kêu vù vù. Áp suất được nén cho đến mức cơ bản là 1,2m dưới nước và thở 100% oxy qua mặt nạ (không khí bên ngoài chỉ chứa 21% oxy).
Các cây vợt đều sử dụng mặt nạ và ống riêng của họ bởi dùng chung rất mất vệ sinh. Họ đi những đôi giày bệnh viện màu xanh nước biển và phải để điện thoại, đồng hồ hay bất cứ thứ gì có pin có thể gây ra hỏa hoạn. Bên ngoài, cửa sổ trước của mỗi buồng đều có một tivi có trang bị Netflix. Cây vợt người Mỹ là Bethanie Mattek-Sands đã theo dõi nhiều tập của “Making a Murderer” trước khi rời Melbourne sau thất bại ở nội dung đôi nam nữ. Trong khi đó, Djokovic dành tới 1 giờ trong buồng bội áp sau 5 set kịch tính trước Gilles Simon ở vòng 4, tức là từ 22 giờ đến 23 giờ. Không những vậy, số 1 thế giới cũng sử dụng buồng bội áp trước các trận đấu, chẳng hạn như anh đã làm vậy vào buổi chiều trước trận gặp Kei Nishikori ở tứ kết. Trong lúc này, cây vợt người Serbia đã theo dõi bộ phim “The Last Airbender” của M. Night Shyamalan.
Từ VacuSport tới HyperMED
Những buồng điều áp này được đặt tại HyperMED, một trung tâm điều trị nằm giữa một cửa hàng làm tóc và một hiệu bánh cách sân Melbourne Park khoảng 10 phút đi xe. Quanh khu vực này có một số khách sạn quen của nhiều cây vợt. Vốn nổi tiếng là cẩn thận nên Djokovic đã sử dụng buồng bội áp trong nhiều năm qua với hi vọng giúp anh phục hồi thể lực và ngăn ngừa chấn thương. Với Mattek-Sands là từ đầu năm 2015. Sang năm nay, chuyên gia đánh đôi Mike Bryan mới bắt đầu sử dụng. Người anh em song sinh của anh là Bob cũng vậy, dù anh mới sử dụng được một lần.
“Thật tuyệt vời”, Djokovic nhận xét. “Nó nên được áp dụng rộng rãi hơn, không chỉ với các VĐV”. Còn Mike Bryan cho biết: “Nó giúp phục hồi thể lực. Tôi cảm thấy khá hơn một chút”.
Trước buồng bội áp, Bryan cũng thích VacuSport, một ống dài có chiếc váy quấn quanh chân của cây vợt trong chân không và đánh bằng acid lactic. Hay một số cây vợt còn sử dụng buồng liệu pháp lạnh với nhiệt độ được làm lạnh tới âm 65 độ C. Tuy nhiên, so với tất cả, buồng bội áp của HyperMED có vẻ được các cây vợt ưa chuộng hơn.
Những buổi hít thở oxy kéo dài từ 1 giờ đến 2 giờ và chi phí khoảng 105 USD. Theo cây vợt Mattek-Sands thì mỗi lần điều trị như vậy, cô cảm thấy dễ ngủ hơn và tinh thần sảng khoái.
HyperMED được điều hành bởi Malcolm Hooper, một chuyên gia chữa bệnh bằng phương pháp nắn khớp xương. Những khách hàng của Hooper không chỉ gồm các cây vợt mà còn nhiều bệnh nhân mắc bệnh bại não, tổn thương não và tàn tật, cũng như các VĐV ở môn thể thao khác. Còn trong dịp Australian Open diễn ra, ông mở cửa HyperMED cả ngày và đêm tùy theo yêu cầu của các cây vợt. Như đã nói ở trên, các VĐV hàng đầu thế giới, trong đó có các ngôi sao bóng đá, bóng rổ… đều sử dụng liệu pháp bội áp. Djokovic cho biết anh chỉ nằm trong buồng bội áp tại Mỹ và Australia bởi vì ở châu Âu, các quy định và thủ tục cấp phép còn phức tạp. Đúng hơn thì người ta vẫn có định kiến về liệu pháp bội áp và cho rằng sử dụng nó sẽ mang lại lợi thế cho các VĐV.
Những tranh cãi
Mặc dù vậy, không phải ai cũng thích hợp với liệu pháp bội áp. Cây vợt Andy Murray từng thử và quyết định rằng nó không dành cho anh. Một số thì tỏ ra nghi ngờ về tính hiệu quả của liệu pháp. Chẳng hạn như một bài báo in trên tờ PeerJ năm ngoái phân tích về tỉ lệ mắc ung thư phổi dưới ở những người sống trên các độ cao so với mặt nước biển, trong đó oxy có thể là tác nhân gây ung thư.
Ngược lại, Hooper, thành viên của Hiệp hội y học điều trị bội áp quốc tế, cho biết, ông thấy được rất nhiều lợi ích mà các bệnh nhân đạt được và rằng, nghiên cứu cho thấy biện pháp điều trị này có thể giúp chữa trị một số căn bệnh.
Theo tìm hiểu, ngay từ thế kỷ thứ 17, một liệu pháp chữa bệnh độc đáo với tên gọi liệu pháp bội áp - Hyperbaric medicin hay còn gọi là hyperbaric oxygen therapy (HBOT) đã được phát hiện và ứng dụng trong điều trị nhiều bệnh tật từ đột quỵ cho tới chứng tê liệt thần kinh hay căn bệnh tự kỷ khá phổ biến ngày nay.
Liệu pháp bội áp thực chất là một phương pháp điều trị bằng cách cung cấp oxy theo từng đợt cho người bệnh trong một phòng điều áp. Khi áp dụng biện pháp điều trị này, người bệnh được đưa vào một phòng kín, yên tĩnh với mục đích giúp cho bệnh nhân được hít thở 100% khí oxy trong suốt quá trình điều trị. Cách làm này giúp kìm hãm những tổn thương do nhiễm độc carbon monoxit (CO) hoặc trong trường hợp bệnh nhân bị mất nhiều máu. Ngoài ra, liệu pháp bội áp còn được ứng dụng trong một số trường hợp khác như vết thương bị hoại tử hoặc các vết thương khó lành do bệnh nhân bị mắc thêm tiểu đường hay các khối u ung thư.
Cho đến nay, hiệu quả mà liệu pháp trị liệu độc đáo này mang lại rất đáng kể. Trong các trường hợp đã được nghiên cứu, liệu pháp bội áp được sử dụng để điều trị hiệu quả chứng tắc mạch máu, khó thở bằng cách sử dụng áp suất đẩy lượng oxy đi vào trong các mô tế bào tăng cao. Điều này khiến cho oxy đi vào các mạch máu dễ dàng hơn và giúp người bệnh tránh được tình trạng nghẽn mạch máu do máu bị vón cục, máu bị thiếu oxy. Ngoài ra, liệu pháp bội áp còn kích thích hoạt động của các tế bào gốc, các tế bào tuỷ sống bằng cơ chế điều hòa Nitric oxide (NO), giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục khi bị tổn thương các cơ quan nội tạng bên trong.
Những buổi hít thở oxy kéo dài từ 1 giờ đến 2 giờ và chi phí khoảng 105 USD. Theo cây vợt Mattek-Sands thì mỗi lần điều trị như vậy, cô cảm thấy dễ ngủ hơn và tinh thần sảng khoái.