Lính đặc nhiệm có thật sự giỏi võ nghệ?

thứ sáu 3-1-2020 11:00:00 +07:00 0 bình luận
Võ đặc nhiệm, võ triệt hạ, võ quân đội,.... tất cả những cái tên mỹ miều đó đều đảm bảo một điều rằng, chúng vô dụng. Quân đội vốn không sinh ra để đánh võ, quân đội là để chiến đấu.

Chỉ cần một "võ sư" mặc chiếc quần rằn ri là bạn đã có đủ chuẩn để trở thành một HLV võ thuật đặc nhiệm. Từ trước đến nay, những từ khóa như "võ đặc nhiệm", "võ đặc công" hay là cả những hệ thống chiến đấu nổi tiếng có tên riêng như Krav Maga đều lấy hình ảnh thiện chiến của các đội đặc nhiệm ra làm minh chứng cho tính thực dụng của nó. Dù vậy, mọi người lại bỏ quên một điều rằng, quân đội là đơn vị chiến đấu bằng súng ống, không phải những võ sĩ đấu võ. Võ thuật chỉ là một phần rất nhỏ trong chiến đấu quân sự.

Sự thật về những đặc công, đặc nhiệm

1. Sự khác biệt về tính chất nhiệm vụ

Tùy theo tính chất nhiệm vụ mà việc huấn luyện của các đơn vị đặc công, đặc vụ cũng trở nên khác nhau. Đối với các đơn vị đánh nội thành, không gian hẹp tiêu biểu như SWAT, họ sẽ được huấn luyện rất kỹ về kỹ năng phản xạ khi thấy mục tiêu, xác định mục tiêu và con tin hoặc triệt hạ nhanh gọn mục tiêu trong không gian hẹp. Để chuẩn bị cho các tình huống này, SWAT cũng được bố trí các loại súng có tốc độ bắn cao, nhưng nhỏ, gọn để dễ xoay sở trong không gian hẹp.

Trái lại, với những đội đặc nhiệm đánh tại chiến trường, sự chính xác, tỉnh táo và các chiến thuật chống lại hỏa lực mạnh mới là yếu tố được quan tâm hàng đầu. Ngoài ra do không gian rộng lớn như rừng núi, sa mạc, đồng cỏ, tuyết,.... họ cũng cần nhiều sự chuẩn bị khác nhau cho các tình huống khác nhau. Lấy đơn vị bộ binh làm ví dụ, các chiến sĩ bộ binh là đơn vị chiếm đóng và phòng thủ vị trí với kẻ địch từ xa, vốn cũng là những người lính bộ binh khác, cho nên họ không thể tiệp cận sáp lá cà chiến đấu như các đơn vị nội thành, không gian hẹp, bởi tỉ lệ rủi ro là quá cao. Thậm chí, với những địa hình rộng và quang đãng, những đặc nhiệm chiến trường thậm chí còn không thể ngắm rõ được mục tiêu do quá xa, súng đạn bây giờ chỉ còn nhằm mục đích giữ địch không tiến sâu và kềm chân địch cho hỏa lực mạnh tấn công. Trang bị của những người lính chiến trường qua đó cũng yêu cầu tầm bắn xa hơn, ổn định hơn nên súng ống sẽ to hơn, cồng kềnh hơn và có tốc độ xả đạn chậm hơn. Vũ khí dùng cho chiến trường cũng phải bền bỉ hơn.

Như vậy, có thể kết luận rằng, võ thuật không phải là điều quan trọng nhất tạo nên một người lính.

Brian Stann cũng từng là lính, nhưng sự nghiệp võ thuật của anh không quá đặc biệt

2. Liệu có võ súng?

Về tên gọi, chắc chắn chẳng có thứ nhảm nhí gì được gọi là "võ súng" cả, nhưng về tính chất, bắn súng cũng được chia ra nhiều loại hình khác nhau hệt như võ thuật. Lấy ví dụ từ việc nạp đạn súng, đối với riêng những người không chuyên, việc nạp đạn chỉ đơn giản là đưa đạn vào buồng đạn là đã xong chuyện. Nhưng đối với những tay chơi súng chuyên nghiệp, họ được huấn luyện để nạp đạn tốc độ, nạp đạn bằng một tay, nạp đạn nhanh, nạp đạn trong tư thế kiểm soát,....

Chỉ với một khẩu shotgun, các HLV bắn súng chuyên nghiệp chia ra rất nhiều kỹ thuật nạp đạn dành cho nhiều trường hợp khác nhau

Bên cạnh việc nạp đạn, còn hàng tá các kỹ thuật liên quan như kỹ thuật ngắm bắn, kỹ thuật rút súng, kỹ thuật tháo chạy, kỹ thuật cận chiến bằng súng,.... Thậm chí, kỹ thuật bước chân vào phòng trống cũng cần được quan tâm để những tay súng đạt được hiệu quả dùng súng tối ưu nhất.

Kỹ thuật "dọn phòng" với một người duy nhất cần hơn nửa tiếng đồng hồ để giải đáp nội dung góc bắn

Hiểu lầm đến từ đâu?

1. Điện ảnh

Phim ảnh, chủ yếu là phim ảnh! Những sự hiểu lầm của công chúng về kỹ năng võ thuật đặc nhiệm bị ảnh hưởng phần nhiều bởi các bộ phim hành động. Hình ảnh những đặc vụ tình báo, những sát thủ hay những đặc nhiệm trên màn ảnh luôn gắn liền với những pha đấu tay đôi nghẹt thở.

Nguyên do chính bởi vì, việc cầm súng cũng khó hệt như việc tập luyện võ thuật nâng cao, nhưng nếu đem toàn bộ các kiến thức ấy vào phim ảnh, hiệu quả gây ra lại không đủ "áp phê" cho khán giả vì màn đấu súng thực tế thường rất cẩn trọng.

Kỹ năng của các đặc vụ còn liên quan mật thiết đến nhiệm vụ của họ. Một tình báo thu thập thông tin có thể không cần biết đánh đấm hay bắn súng, họ chỉ cần tỉnh táo trà trộn, quyết đoán và trung thành. Trong khi đó, một đặc nhiệm nội thành có thể không cần biết những kỹ năng ẩn nấp dưới bùn, bắn xa hàng trăm mét, họ chỉ cần nhanh, nhạy, và phối hợp đồng đội thật tốt ở không gian hẹp.

Tất cả những kỹ năng kể trên đều sẽ không có đất diễn khi bước vào điện ảnh. Do đó, để tạo dựng một hình ảnh người đặc vụ giỏi, ngoài việc bắn súng, võ thuật là một kỹ năng chiến đấu quen thuộc nhất đối với kiến thức của các khán giả xem phim.

2. Một kiểu PR, làm hình ảnh của quân đội

Như đã nói ở trên, các kỹ năng bắn súng, kỹ thuật chiến đấu của người lính là quá khó để người dân tiếp nhận, nên quân đội các nước thường dùng võ thuật để làm hình ảnh cho quân đội nước họ. Nếu như nước Mỹ đã có Hollywood làm công cụ PR cho quân đội, thì đối với những quốc gia khác, võ thuật chính là công cụ tối ưu. Riêng đối với Israel, quân đội của họ đã đưa được Krav Maga trở thành biểu tượng của võ quân đội thế giới.

Bài liên quan
Khôi Nguyên
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm

CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

Cơ quan chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

79 Hàng Trống, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

Văn phòng giao dịch: 269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Điện thoại: 024.32669666

Email: info@vietcontent.com.vn

VPĐD tại TP. Hồ Chí Minh Số 16A, đường Lê Hồng Phong, P.12, Q.10, TP.HCM

Điện thoại: 028 6651 2019

GP số: 230/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 10/05/2016.

Người chịu trách nhiệm nội dung: Bà Bùi Thu Hường

Thỏa thuận chia sẻ nội dung. Chính sách bảo mật

Báo giá quảng cáo: tải tại đây

Liên hệ quảng cáo, truyền thông, hợp tác kinh doanh: 0912 075 444

Email: kinhdoanh@sport24h.com.vn

269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội