Từ một chân chạy chuyển sang chơi 3 môn phối hợp khác biệt thế nào?

thứ hai 1-6-2020 15:15:15 +07:00 0 bình luận
Bạn đã và đang là một người mê chạy bộ khi tham dự hàng chục giải marathon, nhưng khi quyết định chuyển sang chơi 3 môn phối hợp thì sự khác biệt sẽ thế nào?

Nếu bạn đã dành cả chục năm tập luyện và thi đấu không biết bao nhiêu giải chạy lớn nhỏ, từ marathon (42,195km) đến ultra marathon (trên 42km), nhưng khi quyết định chuyển sang chơi 3 môn phối hợp thì không có nghĩa điều đó sẽ dễ dàng.

Dù đã rất thành công với môn chạy, nhưng khi chơi 3 môn phối hợp (triathlon) thì không có nghĩa sự chuyển đổi đó là dễ dàng. Từ một môn, giờ bạn sẽ phải “cân” tới 3 môn với cường độ tập luyện khác nhau.

Và đây là điều bạn cần biết để chuẩn bị tinh thần:

1. VĐV 3 môn phối hợp khác hẳn một marathoner

Chạy bán marathon hay marathon chỉ đơn thuần là xuất phát một lần rồi chạy về đích. Nhưng khi chơi triathlon, bạn sẽ phải chạy đúng cự ly đó sau khi đã bơi mấy km (1,9km với 70.3 và 3,8km với 140.6) và đạp xe hàng chục km (90km với 70.3 và 180km với 140.6). Đó sẽ là bài thử về sự dẻo dai, ý chí của cả thể lực lẫn trí lực.

2. Chặng bơi sẽ phá hủy những khoảnh khắc hạnh phúc

Ngày bé, ký ức trong bạn sẽ là những lần nghịch nước đã đời trong bể nước, ao tù hay những con kênh quanh nhà… Bạn thấy việc bơi (hay đúng hơn là nghịch nước) sao lại thú vị đến thế.

Nhưng khi chuyển sang bơi ngoài biển khi thi đấu một giải 3 môn phối hợp, thì thứ sẽ làm bạn nhớ nhất là những cú đạp của đối thủ, những lần thở dốc, sặc nước hoặc kiệt sức đến muốn bỏ cuộc. Ác hơn là bạn ngoi ngóp mãi mà vẫn chưa thể lên bờ, và bạn bị đánh DNF (không hoàn thành) vì quá giờ quy định.

3. Phần lớn người chạy khó thích nghi với phần đạp xe

Đang quen với chỉ việc chạy, giờ lại phải bơi rồi đến đạp xe hàng chục (hay gần 200km), bạn sẽ gặp không ít khó khăn. Theo nghiên cứu, đa phần những người chạy mới chuyển sang chơi triathlon đều không có dáng đạp xe đúng. Đó là kết quả của việc mới chuyển từ chạy sang đạp xe trong một thời gian ngắn khi đôi chân của bạn chưa quen. Bạn cần phải nắm rõ nguyên tắc đạp xe khi lên dốc, đổ dốc hay đánh cua làm sao để không ngã, không ảnh hưởng đến tốc độ…

4. Triathlon đòi hỏi sự cân bằng cao độ

3 môn phối hợp đòi hỏi sự kỷ luật mọi mặt. Một số người đạp xe và chạy rất tốt nhưng lại dở tệ phần bơi hoặc khá hơn ở phần bơi thì lại kém ở phần đạp xe… Không nhiều người có thể đạt kết quả tốt đồng đều ở cả 3 môn.

Người chạy chuyển sang chơi 3 môn phối hợp thường cố gắng qua được phần bơi rồi tung hết sức vào phần đạp xe để bù lại thời gian, dẫn đến căng cứng cơ, chuột rút và chạy khá tệ ở nội dung là sở trường của mình.

Không ai có thể dám chắc mình làm tốt cả 3 môn khi chơi triathlon. Vì thế, hãy tập trung vào cuộc thi vượt qua chính bản thân mình, hơn là đua theo người khác.

5. Bạn sẽ thất bại nhưng sẽ trở lại lợi hại hơn xưa

Mỗi một cuộc đua sẽ cho bạn một trải nghiệm khác nhau. Bạn có thể thất bại (DNF hoặc không hoàn thành mục tiêu đề ra) ở vài cuộc thi đầu tiên, nhưng rồi mọi thứ sẽ ổn và bạn dần trở thành một VĐV 3 môn phối hợp giỏi. Hãy kiên nhẫn và đừng nản lòng sớm khi mới chuyển từ chạy sang 3 môn phối hợp.

Khang Vinh
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm

CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

Cơ quan chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

79 Hàng Trống, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

Văn phòng giao dịch: 269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Điện thoại: 024.32669666

Email: info@vietcontent.com.vn

VPĐD tại TP. Hồ Chí Minh Số 16A, đường Lê Hồng Phong, P.12, Q.10, TP.HCM

Điện thoại: 028 6651 2019

GP số: 230/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 10/05/2016.

Người chịu trách nhiệm nội dung: Bà Trần Thùy Chi

Thỏa thuận chia sẻ nội dung. Chính sách bảo mật

Báo giá quảng cáo: tải tại đây

Liên hệ quảng cáo, truyền thông, hợp tác kinh doanh: 0912 075 444

Email: kinhdoanh@sport24h.com.vn

269 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội